Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay không theo quy định?

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay không? Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ karaoke hay không? Trách nhiệm của hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke bao gồm những gì?

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay không?

Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý như sau:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
...
21. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;
b) Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:
a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
...

Như vậy, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường bao gồm các hoạt động sau:

- Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;

- Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay không?

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có phải là ngành, nghề bị cấm kinh doanh hay không? (Hình từ Internet)

Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ karaoke hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Như vậy, hộ kinh doanh có thể được phép kinh doanh dịch vụ karaoke tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Hộ kinh doanh phải được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

- Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.

- Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Trách nhiệm của hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng

Như vậy, trách nhiệm của hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke gồm:

- Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.

- Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- Tuân thủ quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

- Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

Kinh doanh dịch vụ karaoke
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kinh doanh dịch vụ karaoke cần điều kiện gì? Quán karaoke gây cháy lan sang nhà khác chủ quán có phải bồi thường không?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường theo Nghị định 148/2024 thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường từ 12/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường mới nhất áp dụng từ 12/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ ngày 12/11/2024 quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường mới nhất?
Pháp luật
Dịch vụ karaoke là gì? Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không kinh doanh trong 12 tháng liên tục có bị thu hồi giấy phép không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ karaoke không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Quán karaoke để khách sử dụng ma túy trong phòng hát karaoke thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hộ kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke khi nào? Cơ quan nào có quyền cấp Giấy phép nói trên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh dịch vụ karaoke
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
752 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh dịch vụ karaoke

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh dịch vụ karaoke

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào