Kính cường lực là gì? Kính cường lực lắp đặt tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Kính cường lực là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7455:2013 về kính xây dựng - Kính phẳng tôi nhiệt, kính cường lực trong xây dựng được định nghĩa như sau:
Kính cường lực còn gọi là kính tôi nhiệt, là kính tấm được gia nhiệt đến nhiệt độ xác định, sau đó làm lạnh nhanh tạo ứng suất trên bề mặt, làm tăng độ bền cơ lên nhiều lần so với kính ban đầu. Kính cường lực bao gồm:
- Kính tôi nhiệt an toàn – Kính cường lực an toàn (Fully tempered glass – FT)
Kính tôi nhiệt có ứng suất bề mặt không nhỏ hơn 69 MPa, độ bền cơ cao (thường lớn hơn 4 lần kính ban đầu) và khi vỡ thành tạo thành những mảnh vụn nhỏ, hạn chế khả năng gây sát thương.
- Kính bán tôi – Kính gia cường nhiệt (Heat strengthened glass – HS)
Kính tôi nhiệt có ứng suất bề mặt từ 24 MPa đến nhỏ hơn 69 MPa, độ bền cơ cao (thường lớn hơn 2 lần kính ban đầu) và khi vỡ tạo thành các mảnh như kính thường hoặc tạo thành các mảnh vụn nhỏ với kính có ứng suất bề mặt đạt gần 69 MPa.
Kính cường lực (Hình từ Internet)
Kính cường lực lắp đặt tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nào?
Yêu cầu kỹ thuật đối với kính cường lực trong xây dựng hay cụ thể là kính cường lực được lắp đặt tại các cửa hàng, địa điểm kinh doanh được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7455:2013 về Kính xây dựng - Kính phẳng tôi nhiệt như sau:
(1) Kính vật liệu
Kính vật liệu dùng để chế tạo kính tôi nhiệt phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng. Ví dụ, kính nổi theo TCVN 7218:2002 Kính tấm xây dựng – Kính nổi – Yêu cầu kỹ thuật.
(2) Kích thước và sai lệch kích thước
- Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép
Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép của kính tôi nhiệt được quy định ở Bảng 3.
Bảng 3 – Chiều dày danh nghĩa và sai lệch cho phép
Đơn vị tính bằng milimet
- Sai lệch kích thước theo chiều dài và rộng
Sai lệch kích thước theo chiều dài và rộng của kính tôi nhiệt được quy định ở Bảng 4.
Bảng 4 – Sai lệch kích thước theo chiều dài và chiều rộng
Đơn vị tính bằng milimet
(3) Độ cong vênh
Độ cong vênh của kính tôi nhiệt không lớn hơn giá trị quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Độ cong vênh
(4) Khuyết tật ngoại quan
Kính tôi nhiệt khi thử theo 7.3 không cho phép có các vết nứt, lỗ thủng hay vết xước nhìn thấy trên bề mặt của tấm kính.
(5) Yêu cầu hoàn thiện cạnh, lỗ khoan, rãnh và cạnh cắt
- Hoàn thiện cạnh
Việc gia công cạnh (Hình 1), cắt, cưa và khoan lỗ đối với kính tôi nhiệt đều phải tiến hành trước khi xử lý nhiệt và đảm bảo theo các yêu cầu sau đây (cách gia công khác tiến hành theo thỏa thuận).
+ Mỗi tấm kính sẽ được hoàn thiện cạnh trước khi gia nhiệt.
+ Các loại hoàn thiện cạnh thông thường được chỉ ra ở Hình 1. Đối với loại hoàn thiện cạnh đặc biệt, cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
+ Biến dạng cạnh sản phẩm qua quá trình tôi đứng;
Vị trí móc treo cách cạnh trên của sản phẩm 20 mm.
Biến dạng cạnh sản phẩm tại ví trí có móc treo, không lớn hơn 2mm.
Hình 1 – Ví dụ về cạnh sản phẩm đã gia công
+ Cạnh nghiêng (Vát góc)
Các loại cạnh nghiêng khác nhau có thể được sản xuất với nhiều loại hoàn thiện cạnh khác nhau.
- Lỗ khoan
+ Quy định chung
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho kính có lỗ khoan tròn, chiều dày danh nghĩa của kính lớn hơn 4 mm.
+ Đường kính lỗ khoan
Đường kính lỗ khoan, thông thường không nhỏ hơn chiều dày tấm kính. Đối với các lỗ khoan yêu cầu kích thước nhỏ hơn cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
+ Giới hạn vị trí lỗ khoan
Giới hạn vị trí lỗ khoan liên quan tới cạnh, góc của tấm kính, giữa các lỗ khoan với nhau và phụ thuộc vào:
++ Chiều dày danh nghĩa của tấm kính, d.
++ Kích thước của tấm kính: chiều rộng (B) và chiều dài (H).
++ Đường kính lỗ khoan. Φ
++ Hình dạng tấm kính.
++ Số lỗ khoan.
Giới hạn vị trí lỗ khoan: đối với tấm kính tối đa 4 lỗ khoan.
1) Khoảng cách từ mép lỗ khoan đến cạnh tấm kính (a) không nhỏ hơn 2 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 2) (a ≥ 2d);
Hình 2 – Vị trí từ lỗ khoan đến cạnh tấm kính
2) Khoảng cách giữa 2 lỗ khoan (b) không nhỏ hơn 2 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 3) (b ≥ 2d);
Hình 3 – Khoảng cách giữa hai lỗ khoan
3) Khoảng cách từ mép lỗ khoan đến góc của tấm kính (c) không nhỏ hơn 6 lần chiều dày (d) của tấm kính (Hình 4) (c ≥ 6d).
Hình 4 – Khoảng cách từ cạnh lỗ khoan đến góc tấm kính
CHÚ THÍCH: Nếu khoảng cách từ mép của lỗ khoan đến mép của tấm kính nhỏ hơn 35 mm, có thể xác định lại vị trí lỗ khoan nhưng cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
+ Sai lệch đường kính lỗ khoan
Sai lệch đường kính lỗ khoan được quy định ở Bảng 6
Bảng 6 – Sai lệch đường kính lỗ khoan
Đơn vị tính bằng milimét
+ Sai lệch vị trí lỗ khoan
Sai lệch cho phép về đường kính lỗ khoan quy định trong Bảng 6.
Sai lệch cho phép của vị trí các lỗ khoan theo hai chiều X và Y (Hình 5), không vượt quá ± 1,6 mm, tính từ tâm của lỗ khoan.
Vị trí lỗ khoan được đo theo hai hướng ở góc phải (trục x và trục y) từ điểm gốc quy chiếu đến tâm lỗ khoan. Điểm gốc quy chiếu thường được chọn như là góc thực hay góc ảo của kính (Hình 5).
Vị trí của lỗ (X,Y) là (x±t, y±t), trong đó x và y là kích thước yêu cầu và t là sai lệch cho phép ở Bảng 6.
CHÚ THÍCH: Đối với dung sai vị trí lỗ khoan nhỏ hơn cần thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Hình 5 – Vị trí về sai lệch vị trí lỗ khoan
- Rãnh và cạnh cắt
Tấm kính có thể có rãnh và cạnh cắt, cụ thể được mô tả ở Hình 6
- Rãnh và cạnh cắt
Tấm kính có thể có rãnh và cạnh cắt, cụ thể được mô tả ở Hình 6
Hình 6 – Ví dụ về rãnh và cạnh cắt
Rãnh và cạnh cắt phải được lượn tròn. Bán kính của đường lượn không nhỏ hơn chiều dày của tấm kính. Mặt trong của rãnh và cạnh cắt phải được mài và đánh bóng.
Sai lệch của rãnh và cạnh cắt ngoài được quy định như sau:
+ đối với kính có chiều dày nhỏ hơn 12 mm : ± 1,6 mm;
+ đối với kính có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 12 mm: ± 3,0 mm.
(6) Ứng suất bề mặt của kính
Ứng suất bề mặt của kính tôi nhiệt an toàn không nhỏ hơn 69 MPa và của kính bán tôi từ 24 MPa đến nhỏ hơn 69 MPa.
(7) Độ bền va đập và phá vỡ mẫu
Kính tôi nhiệt an toàn được đánh giá chất lượng bằng phương pháp bền va đập và số lượng các mảnh vỡ theo quy định ở Bảng 7.
Không quy định độ bền va đập và phá vỡ mẫu đối với kính bán tôi.
Bảng 7 – Độ bền va đập và số lượng các mảnh vỡ
Khi chuẩn bị mẫu thử đối với kính cường lực dùng trong xây dựng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với kính cường lực dùng trong xây dựng phải tuân thủ những nguyên tắc theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7455:2013 về Kính xây dựng - Kính phẳng tôi nhiệt, kính cường lực trong xây dựng như sau:
- Mẫu thử được lấy ngẫu nhiên theo lô sao cho mẫu đại diện cho cả lô sản phẩm đó.
- Mẫu thử là mẫu điển hình được sản xuất phù hợp với kích thước yêu cầu phép thử.
Nếu các cạnh của tấm kính sản phẩm được mài an toàn thì mẫu thử cũng phải được xử lý như vậy trước khi đem tôi.
- Trước khi tiến hành thử, mẫu thử phải kiểm tra bằng mắt ở khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trước một nền sáng trắng đục để loại bỏ những mẫu có khuyết tật ngoại quan không đạt yêu cầu theo quy định về khuyết tật ngoại quan. Sau đó, mẫu được để ổn định ở nhiệt độ phòng với thời gian 2h.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?