Kim cương là gì? Thủ tục nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan được quy định như thế nào?
Kim cương là gì?
Kim cương là gì, thì theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC quy định:
Kim cương là loại khoáng sản tự nhiên được cấu thành chủ yếu từ các-bon tinh thể nguyên chất sắp xếp đẳng thước, thang độ cứng Mohs (trầy xước) bằng 10, có trọng lượng riêng xấp xỉ bằng 3,52 và có chỉ số khúc xạ bằng 2,42.
Theo quy định trên, kim cương được xem là một loại đá quý, là loại khoáng sản tự nhiên được cấu thành chủ yếu từ Carbon tinh thể nguyên chất sắp xếp đẳng thước, thang độ cứng Mohs (trầy xước) bằng 10, có trọng lượng riêng xấp xỉ bằng 3,52 và có chỉ số khúc xạ bằng 2,42.
Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Kim cương là gì? (Hình từ Internet)
Thủ tục nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BCT-BTC thì thủ tục nhập khẩu kim cương thô tại cơ quan hải quan được thực hiện như sau:
Đối với thương nhân nhập khẩu kim cương thô
Thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu kim cương thô phải nộp cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau:
- Một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản sao này có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về Hải quan.
Đối với cơ quan hải quan
- Kiểm tra lô hàng kim cương thô để xác định rằng tình trạng bao bì nguyên vẹn, nguyên chì và nguyên niêm phong;
- Kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa để đảm bảo rằng lô hàng kim cương thô nhập khẩu phù hợp với thông tin trong Giấy chứng nhận KP và thông tin do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp (nếu có);
- Lưu một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của thương nhân trong bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu;
- Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng kim cương thô nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ cấp Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu gồm ba (03) bản. Một (01) bản gửi cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực, một (01) bản lưu hồ sơ hàng nhập khẩu của cơ quan Hải quan, một (01) bản gửi cho thương nhân.
Cơ quan Hải quan sẽ gửi một bản thông báo bằng thư điện tử tới địa chỉ giao dịch thư điện tử của Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực (theo Phụ lục III đính kèm) và địa chỉ kimberleyvn@moit.gov.vn với nội dung về Giấy chứng nhận KP và Giấy xác nhận kim cương thô nhập khẩu. Thư điện tử bao gồm những thông tin chi tiết như trọng lượng, trị giá, nước xuất xứ, nước xuất khẩu, người xuất khẩu, người nhập khẩu và số hiệu của Giấy chứng nhận KP.
Người nhập khẩu kim cương thô có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 8 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC thì người nhập khẩu kim cương thô có những trách nhiệm sau:
- Lập và nộp hồ sơ thương nhân cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;
- Lập và nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu;
- Chứng minh kim cương thô nhập khẩu được nhập khẩu từ các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP, kim cương thô xuất khẩu được xuất khẩu tới các nước thành viên của Quy chế Chứng nhận KP và tạo điều kiện thuận lợi cho các Phòng quản lý xuất nhập khẩu trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị xác nhận nhập khẩu hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP cũng như xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, kể cả trong trường hợp ủy quyền;
- Báo cáo kịp thời cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận KP của Việt Nam (nếu có);
- Lưu trữ chứng từ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, liệt kê tên của khách mua hoặc người bán, số giấy phép của khách mua hoặc người bán, số lượng và giá trị kim cương đã bán, xuất khẩu hoặc mua, nhập khẩu và các chứng từ khác trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?