Kiến thức quốc phòng và an ninh gồm những gì? Những ai trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
- Kiến thức quốc phòng và an ninh gồm những gì?
- Những ai trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
- Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, quyền lợi như thế nào?
Kiến thức quốc phòng và an ninh gồm những gì?
Kiến thức quốc phòng và an ninh được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự.
Theo quy định trên, kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ năng quân sự.
Kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Những ai trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị phải bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
1. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
b) Đại biểu dân cử;
c) Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
Theo quy định trên, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
- Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
- Đại biểu dân cử;
- Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
- Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trên phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, quyền lợi như thế nào?
Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, quyền lợi quy địnhn tại Điều 18 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 như sau:
Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp; trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.
3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và Điều 16 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Người hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được cấp giấy chứng nhận.
Như vậy, đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp;
Trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Người hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được cấp giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?