Kiểm tra viên cao cấp thuế bị kỷ luật cách chức mà còn tái phạm thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Kiểm tra viên cao cấp thuế bị kỷ luật cách chức mà còn tái phạm thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
...
2. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp thuế Mã số ngạch: 06.036
b) Kiểm tra viên chính thuế Mã số ngạch: 06.037
c) Kiểm tra viên thuế Mã số ngạch: 06.038
d) Kiểm tra viên trung cấp thuế Mã số ngạch: 06.039
đ) Nhân viên thuế Mã số ngạch: 06.040
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036)
1. Chức trách
Kiểm tra viên cao cấp thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế, bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về thuế tại Tổng cục Thuế và Cục thuế tỉnh, thành phố và thực hiện các phần hành nghiệp vụ thuế ở mức độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi tỉnh, nhiều tỉnh hoặc toàn quốc.
...
Theo đó, đối với kiểm tra viên cao cấp thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực thuế và được bố trí với các chức danh lãnh đạo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
...
Như vậy, đối với kiểm tra viên cao cấp thuế bị kỷ luật cách chức mà còn tái phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Kiểm tra viên cao cấp thuế bị kỷ luật cách chức mà còn tái phạm thì có bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không? (Hình từ Internet)
Kiểm tra viên cao cấp thuế sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm chức vụ thì bị kỷ luật cách chức hay buộc thôi việc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Như vậy, kiểm tra viên cao cấp thuế có hành vi sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm chức vụ thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức.
Có những hình thức xử lý kỷ luật nào áp dụng đối với viên chức?
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đối với viên chức sẽ có những hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Buộc thôi việc.
Áp dụng đối với viên chức quản lý
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?