Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài và bên trong khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp như thế nào?
- Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu của chai như thế nào?
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp như thế nào?
- Kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp như thế nào?
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp, kiểm tra hồ sơ, tài liệu của chai như thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH quy định về các bước kiểm định như sau:
Các bước kiểm định
Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:
1. Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hoặc thông tin, tài liệu của chai
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật sau:
...
b) Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Kiểm tra lý lịch lô chai, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước hoặc thông tin, tài liệu về chai.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
...
Tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH giải thích thì:
Chai chứa khí công nghiệp là chai dùng để chứa, vận chuyển khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan (khí công nghiệp) có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển và có dung tích chứa nước tới 150 lít, được chế tạo và ghi nhãn đáp ứng theo quy định của các Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6292:2013 và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6295:1997.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Như vậy, khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu.
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ, kiểm tra hồ sơ, lý lịch hoặc thông tin, tài liệu của chai chứa khí công nghiệp như sau:
- Kiểm tra lý lịch lô chai, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước hoặc thông tin, tài liệu về chai.
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp (Hình từ Internet)
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH quy định bước 2 Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thực hiện như sau:
- Kiểm tra thông số kỹ thuật đóng trên tay xách hay cổ chai, đối chiếu số liệu kỹ thuật trong danh sách những chai cần kiểm định. Loại bỏ các chai không thuộc danh sách kiểm định và những chai mất hoặc mờ các thông số.
- Kiểm tra tình trạng bề mặt, các mối hàn, chân đế, tay xách (nếu có).
- Khi có nghi ngờ trong quá trình kiểm tra bằng mắt thì phải áp dùng các phép thử hoặc các biện pháp kiểm tra bổ sung như: Siêu âm chiều dày, mối hàn (nếu có) hoặc các biện pháp kiểm tra không phá hủy khác.
- Đánh giá kết quả: Chai đạt yêu cầu khi tình trạng các bộ phận bình thường, không có hiện tượng gì bất thường, các thông số trên chai đúng với hồ sơ. Loại bỏ chai theo điểm 4.8 TCVN 6156:1996, Phụ lục C TCVN 6294:2007 và Phụ lục C TCVN 6871:2007.
Kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy trình Ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH quy định về các bước kiểm định như sau:
Các bước kiểm định
Khi thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn chai chứa khí công nghiệp, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước kiểm định, bước kiểm định tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm định ở bước trước đó đạt yêu cầu. Các bước kiểm định bao gồm:
...
3. Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật bên trong
a) Trước khi tiến hành tháo mở, kiểm tra các bộ phận bên trong của chai, cần xác định chắc chắn thiết bị không còn áp lực dư và nồng độ môi chất độc hại (nếu có) ở trong phạm vi cho phép.
- Chai chứa khí trơ, khí không độc hại, không cháy nổ có thể đưa vào vị trí xả trực tiếp.
- Chai chứa khí độc hại, dễ cháy nổ phải xử lý khí dư trong chai bằng thiết bị chuyên dụng, khí được thu hồi có thể sử dụng hoặc có các biện pháp xử lý an toàn, không được xả trực tiếp ra môi trường.
b) Tháo van đầu chai ra khỏi chai, tránh va đập gây biến dạng hỏng van hoặc ren cổ chai.
c) Kiểm tra độ kín của van và bộ phận an toàn (nếu có); loại bỏ van không đạt yêu cầu.
d) Làm sạch bên trong chai (Đối với chai axetylen chứa chất xốp thì không thực hiện bước làm sạch nhưng cần kiểm tra chất lượng của xốp theo hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc theo TCVN 6871:2007).
đ) Kiểm tra bên trong chai bằng thiết bị soi chuyên dụng để đánh giá tình trạng bề mặt kim loại, mối hàn (không áp dụng với chai axetylen hòa tan). Khi có nghi ngờ thì yêu cầu cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra khác phù hợp.
e) Đánh giá kết quả: Chai đạt yêu cầu khi tình trạng bên trong chai bình thường, không có hiện tượng gì bất thường. Loại bỏ chai theo điểm 4.8 TCVN 6156:1996 .
Như vậy, bước kiểm tra kỹ thuật bên trong khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ chai chứa khí công nghiệp thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các chai chứa khí công nghiệp có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, Quy trình kiểm định này không áp dụng để kiểm định đối với các chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?