Kiểm tra độ chín của bơ quả tươi giống Topa Topa trong bảo quản bằng cách quan sát theo quy chuẩn như thế nào?
Kiểm tra độ chín của bơ quả tươi giống Topa Topa trong bảo quản bằng cách quan sát như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
...
Thu hoạch
Độ chín của bơ quả tươi khi thu hoạch được xác định ở độ già thích hợp sao cho quả đạt chất lượng tốt sau khi chín và quả duy trì được trạng thái trước pha hô hấp đột biến, trong quá trình bảo quản thông thường, trong các khoang lạnh kín.
Bơ hái non sẽ không chín được bình thường. Quả bị cứng, vị đắng và hậu vị không mong muốn.
3.2.1. Tiêu chí về độ chín
Tiêu chí cần chú ý khi quy định đối với bơ quả tươi có đủ độ chín để thu hoạch như sau:
- bắt đầu có sự đổi màu đối với những giống có màu thay đổi;
- màu sáng nhẹ đối với giống quả xanh (có tính đến các quả không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời); sự thay đổi này rất khó nhận biết.
- kích thước quả, tính theo đường kính lớn nhất của quả (sử dụng dụng cụ đo vòng cung) hoặc khối lượng quả.
- số ngày để quả chín mềm khoảng từ 4 ngày đến 7 ngày ở nhiệt độ khoảng 20 °C đến 25 °C;
- hàm lượng dầu đối với bơ quả tươi có hàm lượng dầu cao (ví dụ: bơ Fuerte);
- quả bơ không bị nhăn sau khi đạt độ chín (quả bị nhăn là quả thu hoạch khi chưa đạt độ chín sinh lý);
- quả rụng là tín hiệu kết thúc vụ thu hoạch, đặc biệt trong trường hợp hạt trong quả bị long ra.
Hàm lượng thịt quả của dịch chiết khô, lượng đường khử hoặc của hợp chất phenol không thể được dùng làm tiêu chí về độ chín.
3.2.2. Kiểm tra độ chín trong bảo quản bằng cách quan sát
Việc kiểm tra này được thực hiện bằng cách kiểm tra các tiêu chí sau:
- đối với các giống có màu thay đổi (Collinson, Hass, Topa Topa v.v...) thì kiểm tra màu sắc;
- đối với các giống quả có màu xanh, thì kiểm tra độ cứng của thịt quả;
- đối với tất cả các giống, kích cỡ quả, đặc trưng bởi đường kính lớn nhất hoặc khối lượng, tùy thuộc vào giống.
- đối với tất cả các giống, kiểm tra độ chắc của phần cuống dính với quả (quả chín quá không thích hợp để bảo quản biểu hiện khi cuống không giữ được quả).
Theo đó, căn cứ về việc kiểm tra độ chín trong bảo quản bằng cách quan sát đối với các giống có màu thay đổi (Collinson, Hass, Topa Topa v.v...) thì kiểm tra màu sắc.
Như vậy, kiểm tra độ chín của bơ quả tươi giống Topa Topa trong bảo quản bằng cách quan sát kiểm tra màu sắc. Bên cạnh đó, còn kiểm tra một số yếu tố khác theo quy định trên.
Bơ quả tươi (Hình từ Internet)
Bơ quả tươi giống Topa Topa có đủ điều kiện để được đưa vào bảo quản hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
3.1. Giống
Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn là quả tươi được bảo quản và thuộc các giống chính sau đây:
Nhóm Antilles: Peterson - Fuchs - Pollock - Waldin - Simmonds - Black Prince
Nhóm Guatemala: Anaheim - Benick - Chica - Dickinson - ltzanna - Edranol - Linda - Nabal - Taylor - Trapp-Schmidt - Wagner
Nhóm lai: giữa Antilles và Guatemala Bonita - Boot 1 - Boot 3 - Boot 7- Boot 8 - Choquette - Collinson - Fairchild - Hickson - Lula - Hall
Nhóm lai giữa Mexico và Guatemala: Fuerte - Mac Arthur
Nhóm Mexico: Duxe - Ettinger - Taft - Topa Topa - Zutano
...
Theo đó, các giống bơ quả tươi hiện nay được đưa vào bảo quản đã được quy định ở trên trong đó có giống bơ quả tươi Topa Topa nằm trong nhóm Mexico: Duxe - Ettinger - Taft - Topa Topa - Zutano.
Như vậy, bơ quả tươi giống Topa Topa nằm trong tiểu chuẩn về giống và đủ điều kiện để được đưa vào bảo quản.
Bơ quả tươi đang chờ để vận chuyển thì phải bảo quản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10921:2015 về Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển như sau:
Điều kiện thu hoạch và đưa vào bảo quản
...
3.3. Chất lượng đặc trưng để bảo quản
Bơ quả tươi phải có cuống dài từ 1 cm đến 2 cm.
Phần cuống bị cắt phải sạch để tránh hư hỏng đến quả liền kề.
Bơ quả tươi không được có bất kỳ dấu hiệu nào về sự hư hỏng do nấm mốc và côn trùng, từ vết xước và ảnh hưởng do tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
Số lượng quả có vết thương cũ đã lành không được nhiều.
3.4. Đưa bơ quả tươi vào bảo quản
Sau khi thu hoạch bơ quả tươi phải được đưa vào bảo quản lạnh càng sớm càng tốt.
Thời gian tính từ khi thu hoạch quả đến khi đưa vào khoang lạnh không được quá 48 h.
3.5. Phương pháp bảo quản
Sau khi thu hoạch và đóng gói, bơ quả tươi đang chờ để vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển thì chúng phải được đặt ở nơi có bóng mát, được thông gió tốt.
Bơ quả tươi phải được bao gói bằng vật liệu có thể bảo vệ tránh bị xây xước và hư hỏng do va chạm trong quá trình xử lý.
Quả bơ có cùng kích cỡ thường được sắp xếp thành một hoặc nhiều lớp trong hộp bìa cứng có đục lỗ ở thành hộp và nắp hộp hoặc được xếp trong hộp bằng gỗ cho phép thông gió tốt.
Quả bơ có thể được gói từng quả riêng bằng giấy, để tránh tiếp xúc với thành hộp và tách riêng từng quả. Bao gói phải đủ chắc để bảo vệ quả, không tạo lực ép làm hư hỏng quả.
Theo đó, sau khi thu hoạch và đóng gói, bơ quả tươi đang chờ để vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển thì chúng phải được đặt ở nơi có bóng mát, được thông gió tốt.
Như vậy, bơ quả tươi đang chờ để vận chuyển thì phải được đặt ở nơi có bóng mát, được thông gió tốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?