Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua các phương pháp nào?
- Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm những nội dung gì?
- Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua các phương pháp nào?
- Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về nội dung kiểm tra như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra về kế hoạch, tiến độ thực hiện, khối lượng, chất lượng, sản phẩm của nhiệm vụ theo nội dung và dự toán đã phê duyệt được thể hiện trong Biên bản kiểm tra.
2. Kiểm tra tính hợp pháp, mức độ phù hợp với quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ: tự kiểm tra 100% khối lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện từng hạng mục công việc; các khoản chi tiêu liên quan đến nhiệm vụ.
4. Cơ quan, đơn vị quản lý: kiểm tra một phần theo chuyên đề hoặc toàn bộ nội dung nhiệm vụ tùy theo mục đích kiểm tra sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra về kế hoạch, tiến độ thực hiện chất lượng của nhiệm vụ theo nội dung và dự toán đã phê duyệt được thể hiện trong Biên bản kiểm tra.
- Kiểm tra tính hợp pháp, mức độ phù hợp với quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ: tự kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện từng hạng mục công việc; các khoản chi tiêu liên quan đến nhiệm vụ.
- Cơ quan, đơn vị quản lý: kiểm tra một phần theo chuyên đề hoặc toàn bộ nội dung nhiệm vụ tùy theo mục đích kiểm tra sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua các phương pháp nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về phương pháp kiểm tra như sau:
Phương pháp kiểm tra
Tùy theo mục đích, nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra quyết định phương pháp kiểm tra cho phù hợp, trong đó:
1. Xem xét, đối sánh khối lượng các sản phẩm đã thực hiện với nhiệm vụ, dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Quy trình thực hiện, chất lượng, khối lượng hoàn thành so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Kiểm tra chứng từ thanh toán với Kho bạc nhà nước, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ chi phí liên quan đến nhiệm vụ với quy định quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua các phương pháp sau:
- Xem xét, đối sánh khối lượng các sản phẩm đã thực hiện với nhiệm vụ, dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy trình thực hiện, chất lượng, khối lượng hoàn thành so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Kiểm tra chứng từ thanh toán với Kho bạc nhà nước, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ chi phí liên quan đến nhiệm vụ với quy định quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
Đơn vị chủ trì có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 2537/QĐ-BTNMT năm 2018, có quy định về trách nhiệm của các đơn vị như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị
1. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra nhằm bảo đảm thực hiện đúng nội dung và dự toán đã được phê duyệt.
2. Cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cấp dưới nhằm bảo đảm thực hiện theo đúng nội dung và dự toán đã được phê duyệt.
3. Cơ quan, bộ phận kế hoạch - tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
5. Cơ quan, đơn vị chủ trì kiểm tra mời đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia kiểm tra đối với các nhiệm vụ triển khai tại địa phương và có sản phẩm bàn giao cho địa phương sử dụng.
Theo đó, trong việc kiểm tra chất lượng nhiệm vụ chuyên môn sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra nhằm bảo đảm thực hiện đúng nội dung và dự toán đã được phê duyệt.
Đơn vị chủ trì kiểm tra mời đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia kiểm tra đối với các nhiệm vụ triển khai tại địa phương và có sản phẩm bàn giao cho địa phương sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?