Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo với ai khi đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công?
- Kiểm toán viên phải có thái độ ứng xử thế nào khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán?
- Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo với ai khi đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công?
- Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan thế nào?
Kiểm toán viên phải có thái độ ứng xử thế nào khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Ứng xử trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán
1. Khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán phải có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, lắng nghe, tôn trọng, thiện chí, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; giữ gìn uy tín, danh dự của Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán viên nhà nước phải rèn luyện và sử dụng các kỹ năng giao tiếp như nghe, đọc, nói và kỹ năng trình bày, diễn giải phù hợp với từng mối quan hệ; rèn luyện khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân, tránh nổi nóng hoặc tranh luận to tiếng với người giao tiếp.
...
Như vậy, Kiểm toán viên phải có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, lắng nghe, tôn trọng, thiện chí, khiêm tốn khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán, đồng thời ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; giữ gìn uy tín, danh dự của Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo với ai khi đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công? (Hình từ Internet)
Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo với ai khi đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng lãng phí tài sản công?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Điều 8. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
...
2. Các hành vi phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác trong hoạt động kiểm toán
Kiểm toán viên nhà nước phải báo ngay với lãnh đạo cấp trên của mình, trường hợp lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có chỉ đạo xác minh, làm rõ thì Kiểm toán viên nhà nước báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán khi phát hiện đơn vị được kiểm toán có các hành vi sau:
a) Có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực;
b) Sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm toán;
c) Can thiệp trái quy định vào hoạt động kiểm toán;
d) Lợi dụng ảnh hưởng tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm toán;
đ) Mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất nhằm đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán không đúng bản chất sự việc;
g) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến hoạt động kiểm toán.
...
Như vậy, trường hợp Kiểm toán viên nhà nước phát hiện đơn vị được kiểm toán có hành vi sử dụng không tiết kiệm hay lãng phí tài chính công, tài sản công trong đơn vị được kiểm toán thì Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với lãnh đạo cấp trên của mình.
Nếu lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình không có chỉ đạo xác minh, làm rõ thì Kiểm toán viên nhà nước báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán.
Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan thế nào?
Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan được quy định tại Điều 7 Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
(1) Chỉ cung cấp những thông tin tài liệu về hoạt động kiểm toán với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
(2) Thực hiện đúng quy định tại Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông của Kiểm toán nhà nước.
(3) Thực hiện đúng chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; không lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế vì lợi ích cá nhân.
(4) Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong thông tin và truyền thông. Không cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu thuộc danh mục bí mật của Đảng, Nhà nước, Kiểm toán nhà nước, tổ chức hoặc các thông tin vi phạm đời tư của cá nhân, những thông tin chưa được phép công bố;
Không tàng trữ, tuyên truyền, phát tán hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, phát tán thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với quy định của Đảng, Nhà nước;
Không viết bài, cho đăng tải tin, bài viết sai sự thật, vu cáo, bịa đặt; không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính trái quy định; không sáng tác, sản xuất, tàng trữ, phát tán các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; không phát tán bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?