Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a có những chức năng gì?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a là đơn vị trực thuộc cơ quan nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1370/QĐ-KTNN năm 2020 quy định vị trí và chức năng của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a như sau:
Vị trí và chức năng
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng.
Như vậy, theo quy định thì Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a có được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia của đơn vị được kiểm toán khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 1370/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
c) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
...
Như vậy, theo quy định thì khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a được quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán.
Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a bao gồm các phòng ban nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1370/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
c) Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
d) Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
đ) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia.
Như vậy, theo quy định thì tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 1a gồm có:
(1) Phòng Tổng hợp;
(2) Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
(3) Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
(4) Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
(5) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp;
(6) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?