Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là ai? Kiểm soát viên phải có đủ các tiêu chuẩn thế nào?
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là ai?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định như sau:
2. “Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam” (sau đây viết tắt là Kiểm soát viên) là cá nhân do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp Bộ kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ, việc quản lý điều hành công việc sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc.
Theo quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là cá nhân do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại để giúp Bộ kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Bộ, việc quản lý điều hành công việc sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên
Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.
2. Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Theo quy định Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
(1) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc là người có liên quan theo quy định tại điểm a, c và đ khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
23. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ;
...
c) Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty;
...
đ) Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
...
(2) Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty từ ba (03) năm trở lên và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ Tổng công ty.
(3) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là ai? Kiểm soát viên phải có đủ các tiêu chuẩn thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam là gì?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2157/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013 quy định về nhiệm vụ của Kiểm soát viên Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của Kiểm soát viên
1. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc sản xuất, kinh doanh tại Tổng công ty, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với Tổng công ty; việc thành lập mới công ty con là công ty TNHH một thành viên; việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của Tổng công ty vào công ty khác; việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
b) Việc triển khai thực hiện Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Tổng công ty;
c) Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm của Tổng công ty;
d) Việc tăng vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Tổng công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
đ) Việc bảo toàn và phát triển vốn của Tổng công ty;
e) Việc thực hiện các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác của Tổng công ty;
g) Việc thực hiện chế độ tài chính, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Tổng công ty theo quy định của pháp luật;
h) Việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng trong Tổng công ty;
i) Các nội dung khác do Bộ quy định.
2. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Bộ hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan; trình Bộ báo cáo thẩm định.
3. Kiến nghị Bộ các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
4. Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên có trách nhiệm thông báo nội dung với Hội đồng thành viên, nếu nội dung có liên quan đến nhiệm vụ hoạt động của Kiểm soát viên thì kiểm soát viên kiểm tra làm rõ và thông báo lại kết quả với Hội đồng thành viên, đương sự. Trường hợp không thuộc phạm vi nhiệm vụ của Kiểm soát viên thì chuyển lại đơn thư đến bộ phận Pháp chế thanh tra của Tổng công ty để giải quyết theo thẩm quyền.
5. Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ Tổng công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của Bộ.
6. Chủ trì tiếp nhận, trình Hội đồng thành viên phê duyệt Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?