Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc của doanh nghiệp khác không?
- Ban kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? Nhiệm kỳ Kiểm soát viên bao nhiêu năm?
- Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc của doanh nghiệp khác không?
- Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có được tham dự các cuộc họp giao ban không?
Ban kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có bao nhiêu thành viên Kiểm soát viên? Nhiệm kỳ Kiểm soát viên bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gồm 03 Kiểm soát viên chuyên trách, trong đó:
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 02 Kiểm soát viên chuyên ngành và giao cho 01 Kiểm soát viên giữ chức danh Trưởng Ban kiểm soát.
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên tài chính;
Nhiệm kỳ Kiểm soát viên 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam không quá 02 nhiệm kỳ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hoạt động của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
...
Theo đó, Ban kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Việt Nam gồm 03 Kiểm soát viên chuyên trách, trong đó:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm 02 Kiểm soát viên chuyên ngành và giao cho 01 Kiểm soát viên giữ chức danh Trưởng Ban kiểm soát.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên tài chính;
Nhiệm kỳ Kiểm soát viên 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam không quá 02 nhiệm kỳ.
Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc của doanh nghiệp khác không? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc của doanh nghiệp khác không?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ban kiểm soát
...
2. Điều kiện, tiêu chuẩn của Kiểm soát viên
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp và đồng thời:
- Không phải là người lao động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
+ Thành viên Hội đồng thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
+ Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
+ Kiểm soát viên khác của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
b) Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc thực tế và có khả năng kiểm soát về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
c) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn nêu trên.
Do đó, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có được tham dự các cuộc họp giao ban không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 20/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền hạn của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với Người đại diện của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Kiểm soát viên được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.
3. Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Kiểm soát viên tham dự các cuộc họp có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật doanh nghiệp và được quy định chi tiết tại Điều 85 Điều lệ này.
...
Như vậy, Kiểm soát viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?