Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát theo phương pháp và hình thức nào?
- Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua phương pháp nào?
- Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát theo những hình thức nào?
Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-BNN-QLDN năm 2014 như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
...
3. Nguyên tắc hoạt động:
a) Nguyên tắc độc lập: Kiểm soát viên hoạt động độc lập về nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật và chỉ đạo của Bộ; chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc của mình trước pháp luật và trước Bộ; đảm bảo tính khách quan, trung thực của các báo cáo, kết luận giám sát và đề xuất của mình khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm soát viên;
b) Tôn trọng pháp luật và đảm bảo hoạt động bình thường, không gây cản trở đến công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, không can thiệp vào những công việc ngoài phạm vi, nhiệm vụ được giao;
c) Không được tiết lộ kết quả kiểm soát khi chưa được Bộ cho phép, không được tiết lộ bí mật liên quan đến công nghệ, bí quyết sản xuất riêng của Tập đoàn trong thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ Kiểm soát viên và trong thời hạn tối thiểu là hai (02) năm sau khi thôi chức vụ Kiểm soát viên;
d) Kiểm soát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực nào thì chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được giao tại lĩnh vực đó, đồng thời cùng với các Kiểm soát viên khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Kiểm soát viên.
...
Theo đó, Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc độc lập:
+ Kiểm soát viên hoạt động độc lập về nghiệp vụ, tuân thủ pháp luật và chỉ đạo của Bộ;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc của mình trước pháp luật và trước Bộ;
+ Đảm bảo tính khách quan, trung thực của các báo cáo, kết luận giám sát và đề xuất của mình khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm soát viên;
- Tôn trọng pháp luật và đảm bảo hoạt động bình thường, không gây cản trở đến công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, không can thiệp vào những công việc ngoài phạm vi, nhiệm vụ được giao;
- Không được tiết lộ kết quả kiểm soát khi chưa được Bộ cho phép, không được tiết lộ bí mật liên quan đến công nghệ, bí quyết sản xuất riêng của Tập đoàn trong thời gian thực hiện chức năng, nhiệm vụ Kiểm soát viên và trong thời hạn tối thiểu là 02 năm sau khi thôi chức vụ Kiểm soát viên;
- Kiểm soát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực nào thì chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được giao tại lĩnh vực đó, đồng thời cùng với các Kiểm soát viên khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Kiểm soát viên.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua phương pháp nào?
Theo điểm a khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-BNN-QLDN năm 2014 như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
...
7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:
a) Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn.
...
Theo đó, Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua phương pháp sau:
- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn.
Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát theo những hình thức nào?
Theo điểm b khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-BNN-QLDN năm 2014 như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
...
7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:
...
b) Hình thức kiểm tra, giám sát:
- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;
- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện.
Theo đó, Kiểm soát viên Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thực hiện kiểm tra, giám sát theo những hình thức sau đây:
- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;
- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?