Kiểm soát nghiệp vụ kế toán thường xuyên trong hệ thống Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
- Kiểm soát nghiệp vụ kế toán thường xuyên trong hệ thống Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
- Kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước theo hình thức kiểm tra nào?
- Công chức làm kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm như thế nào về kiểm soát nghiệp vụ kế toán?
Kiểm soát nghiệp vụ kế toán thường xuyên trong hệ thống Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về hình thức kiểm soát nghiệp vụ kế toán như sau:
Hình thức kiểm soát nghiệp vụ kế toán
1. Kiểm soát thường xuyên
1.1. Kiểm soát nghiệp vụ thường xuyên là hình thức kiểm soát được thực hiện trước, trong và sau khi hạch toán kế toán, được thực hiện đối với các đối tượng sau:
a) Kế toán viên (KTV) tự kiểm soát nghiệp vụ của mình khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kế toán;
b) Kế toán trưởng (KTT) hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của kế toán viên và hoạt động nghiệp vụ của chính mình;
c) Giám đốc (GĐ) hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của kế toán trưởng, kế toán viên thuộc đơn vị mình và hoạt động nghiệp vụ của chính mình.
1.2. Mỗi cá nhân tham gia xử lý công việc liên quan đến các nghiệp vụ kiểm soát đều có trách nhiệm rà soát các phần công việc đã thực hiện trước đó và công việc đang thực hiện của chính mình.
1.3. Khi phát hiện ra những sai phạm, vướng mắc cần phải báo cáo người phụ trách trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.
…
Như vậy, theo quy định trên thì kiểm soát nghiệp vụ kế toán thường xuyên trong hệ thống Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
- Kiểm soát nghiệp vụ thường xuyên là hình thức kiểm soát được thực hiện trước, trong và sau khi hạch toán kế toán, được thực hiện đối với các đối tượng sau:
+ Kế toán viên (KTV) tự kiểm soát nghiệp vụ của mình khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kế toán;
+ Kế toán trưởng (KTT) hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của kế toán viên và hoạt động nghiệp vụ của chính mình;
+ Giám đốc (GĐ) hoặc người được ủy quyền kiểm soát nghiệp vụ của kế toán trưởng, kế toán viên thuộc đơn vị mình và hoạt động nghiệp vụ của chính mình.
- Mỗi cá nhân tham gia xử lý công việc liên quan đến các nghiệp vụ kiểm soát đều có trách nhiệm rà soát các phần công việc đã thực hiện trước đó và công việc đang thực hiện của chính mình.
- Khi phát hiện ra những sai phạm, vướng mắc cần phải báo cáo người phụ trách trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời.
Kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (Hình từ Internet)
Kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước theo hình thức kiểm tra nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về kiểm soát theo hình thức kiểm tra kế toán như sau:
Hình thức kiểm soát nghiệp vụ kế toán
…
2. Kiểm soát theo hình thức kiểm tra kế toán
2.1. Hình thức kiểm tra
a) Kiểm tra theo kế hoạch
b) Kiểm tra đột xuất
Để tiến hành kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất, có thể áp dụng một trong các hình thức kiểm tra sau:
- Đơn vị KBNN cấp trên kiểm tra đơn vị KBNN cấp dưới.
- Kiểm tra chéo.
- Tự kiểm tra.
2.2. Đối tượng kiểm tra
a) Phòng Kế toán nhà nước thuộc KBNN tỉnh, Sở Giao dịch KBNN (do Vụ Kế toán Nhà nước kiểm tra công tác kế toán theo quyết định của Tổng giám đốc KBNN);
b) Phòng/Tổ Kế toán nhà nước thuộc KBNN huyện, Phòng giao dịch thuộc KBNN tỉnh (do Phòng Kế toán Nhà nước thuộc KBNN tỉnh kiểm tra công tác kế toán theo quyết định của Giám đốc KBNN tỉnh).
Như vậy, theo quy định trên thì kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước theo hình thức kiểm tra sau: Kiểm tra theo kế hoạch; kiểm tra đột xuất.
Công chức làm kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm như thế nào về kiểm soát nghiệp vụ kế toán?
Căn cứ tại Điều 31 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về trách nhiệm của công chức làm kế toán nghiệp vụ thuộc KBNN như sau:
Trách nhiệm của công chức làm kế toán nghiệp vụ thuộc KBNN
1. Chấp hành các quy định hiện hành về kế toán và tuân thủ các quy định về quy trình kiểm soát nghiệp vụ kế toán được quy định trong Quy chế này.
2. Cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc kiểm tra, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra hoàn thành công việc của mình.
3. Chấp hành các ý kiến kết luận, thực hiện các biện pháp khắc phục các tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm soát nghiệp vụ kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức làm kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm về kiểm soát nghiệp vụ kế toán như sau:
- Chấp hành các quy định hiện hành về kế toán và tuân thủ các quy định về quy trình kiểm soát nghiệp vụ kế toán được quy định trong Quy chế này.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc kiểm tra, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra hoàn thành công việc của mình.
- Chấp hành các ý kiến kết luận, thực hiện các biện pháp khắc phục các tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm soát nghiệp vụ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?