Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì có bắt buộc phải tranh luận không?
- Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì có bắt buộc phải tranh luận không?
- Chủ tọa phiên tòa đề nghị đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án hình sự của người bào chữa chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên cần làm gì?
- Phát biểu khi tranh luận tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự nào?
Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì có bắt buộc phải tranh luận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó.
...
Như vậy, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì bắt buộc phải tranh luận theo quy định.
Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa. Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tranh luận tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Chủ tọa phiên tòa đề nghị đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án hình sự của người bào chữa chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tranh luận
...
2. Trường hợp chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.
3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, đề nghị không có căn cứ pháp luật.
5. Đối với vụ án phức tạp, có nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì lãnh đạo Viện kiểm sát phải phân công cụ thể cho từng Kiểm sát viên chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Theo đó, chủ tọa phiên tòa đề nghị đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án hình sự của người bào chữa chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên tòa, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.
Phát biểu khi tranh luận tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Trình tự phát biểu khi tranh luận
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa; người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo; bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Bị hại, đương sự, người đại diện của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến.
4. Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội.
Do đó, phát biểu khi tranh luận tại các phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?