Kiểm kê rừng theo trạng thái là kiểm kê những gì? Việc tổ chức kiểm kê rừng theo trạng thái do cơ quan nào thực hiện?
Kiểm kê rừng theo trạng thái là kiểm kê những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về kiểm kê theo trạng thái như sau:
Kiểm kê theo trạng thái
1. Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng:
a) Rừng tự nhiên và rừng trồng;
b) Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
c) Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
2. Kiểm kê diện tích chưa có rừng:
a) Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
b) Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
c) Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Theo quy định trên, kiểm kê rừng theo trạng thái là tiến hành kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của:
- Rừng tự nhiên và rừng trồng;
- Rừng trên núi đất, rừng trên núi đá, rừng ngập nước, rừng trên cát;
- Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng cau dừa.
Và kiểm kê diện tích chưa có rừng:
- Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
- Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;
- Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.
Kiểm kê rừng theo trạng thái (Hình từ Internet)
Việc tổ chức kiểm kê rừng theo trạng thái do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng như sau:
Nhiệm vụ và tổ chức kiểm kê rừng
1. Nhiệm vụ kiểm kê rừng, bao gồm: kiểm kê theo trạng thái; kiểm kê theo chủ quản lý; kiểm kê theo mục đích sử dụng và lập hồ sơ quản lý rừng.
2. Tổ chức kiểm kê rừng:
a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chủ trương, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật;
b) Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh;
d) Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.
Theo đó,Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chủ trương, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật;
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh;
- Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.
Quy trình kiểm kê rừng theo trạng thái thực hiện như thế nào?
Theo Điều 26 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Quy trình kiểm kê rừng
1. Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin điều tra rừng toàn quốc theo chu kỳ ở thời điểm gần nhất cho các địa phương để thực hiện kiểm kê rừng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các chủ rừng thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh.
3. Cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:
a) Chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
b) Xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng;
c) Bàn giao kết quả thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cho các chủ rừng.
4. Chủ rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông tin theo Biểu số 01 và Biểu số 02 Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
5. Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thực hiện các công việc:
a) Kiểm tra hiện trường để hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông tin khác của lô kiểm kê trong trường hợp cần thiết;
b) Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính vào từng lô kiểm kê trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi;
c) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng của cấp hành chính tương đương, gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
7. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện các công việc:
a) Ghép các bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính nhỏ thành bản đồ kết quả kiểm kê rừng của cấp hành chính lớn hơn;
b) Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09 và Biểu số 10 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
c) Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.
Như vậy, quy trình kiểm kê rừng theo trạng thái thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?