Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được hiểu như thế nào?
- Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ nào?
- Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý bao gồm các đối tượng nào?
Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được hiểu như thế nào?
Hiện nay, tại Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị không còn quy định giải thích cụ thể về "Tập thể lãnh đạo, quản lý".
Trước đây, tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị được giải thích theo khoản 3 Điều 2 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
"Tập thể lãnh đạo, quản lý": Là tập thể được quy định là cơ quan lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể.
Theo đó, tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là tập thể được quy định là cơ quan lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể.
Tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Hình từ Internet)
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Chú trọng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm, phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là hiệu quả công việc. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; gắn kết quả của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý với kết quả của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Kết hợp chặt chẽ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Trước đây, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải đảm bảo những nguyên tắc được căn cứ theo Điều 3 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
Nguyên tắc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại
1- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
3- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
4- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
5- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Theo đó, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị dựa theo những nguyên tắc sau:
- Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
- Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ theo Điều 4 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Điều lệ Đảng, nghị quyết, quy định của Đảng có liên quan.
- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tập thể.
Trước đây, căn cứ kiểm điểm được căn cứ theo Điều 4 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) quy định cụ thể:
Căn cứ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại
1- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.
2- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.
3- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.
4- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.
5- Môi trường, Điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.
Như vậy, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị phải dựa vào những căn cứ sau:
- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.
- Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.
- Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.
- Cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của cá nhân.
- Môi trường, Điều kiện hoạt động, công tác và đặc thù giới.
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý bao gồm các đối tượng nào?
Kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý bao gồm các đối tượng được căn cứ theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
..
1.2. Tập thể lãnh đạo, quản lý:
a) Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc; tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
...
Trước đây, kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị bao gồm các đối tượng được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định 132-QĐ/TW năm 2018 (Hết hiệu lực từ 04/10/2023) như sau:
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương và địa phương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương; cấp ủy cơ sở.
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tập thể lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội; thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tập thể thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; ban thường vụ đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và ban chấp hành cấp cơ sở.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?