Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không?

Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không? Có bao nhiêu nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức theo quy định hiện hành?

Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản định nghĩa cụ thể về kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Tuy nhiên, có thể hiểu kiểm điểm rút kinh nghiệm là việc tự đánh giá của một cá nhân, tập thể, hoặc tổ chức về một sự việc, hành vi vi phạm hoặc những sai phạm, thiếu sót, khuyết điểm mà bản thân mắc phải, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

Mục đích chính của kiểm điểm rút kinh nghiệm là nhận diện, hiểu rõ bản thân hoặc tập thể đã làm tốt điều gì và còn hạn chế ở đâu, rút ra bài học từ các sai sót và tránh lặp lại những lỗi đã mắc phải.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không?

Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không? (Hình từ Internet)

Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
...

Theo khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
...

Và tại khoản 1 Điều 52 Luật viên chức 2010 quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
...

Như vậy, theo quy định hiện hành thì kiểm điểm rút kinh nghiệm không phải là một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.

Có bao nhiêu nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức?

Các nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức được quy định tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

Cụ thể, có tổng cộng 11 nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:

STT

Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức

1

Bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

2

Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.

3

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

4

Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

5

Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

6

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật.

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;

Nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.

Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.

Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn).

Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

7

Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

8

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.

9

Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm, ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

10

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm.

Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

11

Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Như vậy, việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức được thực hiện theo 11 nguyên tắc nêu trên.

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Xử lý kỷ luật đối với công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cán bộ công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền khi làm việc với công dân có bị xử lý kỷ luật không?
Pháp luật
Kiểm điểm rút kinh nghiệm là gì? Kiểm điểm rút kinh nghiệm có phải là một hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về mẫu tờ trình?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức mới nhất? Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính của Hội đồng kỷ luật?
Pháp luật
Mẫu thông báo xem xét, xử lý kỷ luật công chức, viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải mẫu thông báo?
Pháp luật
Mẫu Giấy triệu tập họp kiểm điểm đối với công chức, viên chức theo Quyết định 531 mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Cán bộ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả bị xử lý như thế nào? Có bị phạt tiền hay truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Kỷ luật cán bộ là gì? Những việc cán bộ không được làm bao gồm những gì? Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Pháp luật
Khi nào thì cán bộ bị xem xét kỷ luật? Cán bộ có hành vi vi phạm nhưng đã hết nhiệm kỳ thì có bị truy cứu bằng các hình thức kỷ luật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
80 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ Xử lý kỷ luật đối với công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật đối với công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào