Kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo? Mẫu phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo hiện nay là mẫu nào?
Kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo?
Theo khoản 3 Điều 1 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 thì lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ; cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy phiếu tín nhiệm tối đa ở 2 nơi cán bộ công tác và sinh hoạt.
Việc lên kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo là rất cần thiết, đây là bước chuẩn bị giúp hội nghị được tiến hành thông thuận, hạn chế xảy ra tình huống bất ngờ phát sinh.
Sau đây là mẫu kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo mà người đọc có thể thao khảo:
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ Lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm 1. Bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị nêu lý do tổ chức hội nghị, giới thiệu đại biểu và thành phần dự hội nghị. 2. Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên (hoặc lãnh đạo Sở Nội vụ, nếu nhân sự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại là lãnh đạo Sở, Ban, ngành tỉnh) nêu yêu cầu tổ chức hội nghị, quán triệt tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. 3. Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị thông báo về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cơ quan đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; dự kiến nhân sự đưa ra lấy phiếu; trình bày bản sơ lược lý lịch, tóm tắt quá trình công tác, nhận xét, đánh giá về nhân sự đưa ra lấy phiếu (đối với hội nghị lấy phiếu giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm chức vụ). ..... |
>>> Tải miễn phí kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm tại đây: TẢI VỀ
Lưu ý: Mẫu kịch bản trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo? (Hình từ Internet)
Mẫu phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo hiện nay là mẫu nào?
Căn cứ Điều 6 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 thì phiếu tính nhiệm phải ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".
Mẫu phiếu tín nhiệm hiện nay được lập theo mẫu ban tại Phụ lục 4 hành kèm theo Quy định 96-QĐ/TW năm 2023: TẢI VỀ.
Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm.
* Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm:
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.
- Phiếu không hợp lệ: Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu gạch xoá họ tên người được in trên phiếu; phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô.
- Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 thì quy trình lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau:
(1) Đối với các chức danh cấp ủy và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:
- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023.
- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.
- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
- Đề xuất ban kiểm phiếu.
Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.
- Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.
- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.
Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm
- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.
- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 10, Quy định này.
(2) Đối với các chức danh cán bộ do Quốc hội và hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
Căn cứ vào quy trình quy định tại Mục (1), Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
- Mẫu nhật ký giám sát thi công kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ 2025 tại Thông tư 19/2024 sửa đổi Thông tư 24/2018/TT-BTNMT?
- Đánh số nhà trong ngách được thực hiện như thế nào? Kích thước tối thiểu của biển số nhà trong ngách là bao nhiêu?
- Mẫu Bảng kê khai nhà thầu phụ đặc biệt trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ?
- Có bao nhiêu hình thức bầu cử trong Đảng? Biên bản bầu cử trong Đảng phải có chữ ký của những ai?