Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào? Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào?
- Đoàn lai được quy định như thế nào?
- Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào?
- Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào?
Đoàn lai được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Đoàn lai là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn.
Khung tiền phạt phương tiện, đoàn lai và phương pháp xác định trọng tải của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không đăng kiểm, không đăng ký được quy định như thế nào?
Theo Điều 53 Nghị định 139/2021/NĐ-CP xác định như sau:
- Đối với phương tiện vi phạm có đồng thời hai hoặc ba thông số về trọng tải toàn phần, sức chở người hoặc tổng công suất máy chính mà các thông số này không thuộc cùng một điểm, khoản tại cùng một điều quy định tại Nghị định này thì áp dụng điểm, khoản có khung tiền phạt cao hơn.
- Đối với đoàn lai được quy định tại Điều 25 và Điều 38 Nghị định này: Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện đoàn lai. Đối với các hành vi vi phạm khác của đoàn lai, áp dụng hình thức, mức xử phạt đối với từng phương tiện đoàn lai.
Trường hợp trong đoàn lai có nhiều phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, khi xác định hành vi vi phạm phải căn cứ phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất.
- Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì áp dụng hình thức xử phạt căn cứ trọng tải toàn phần của phương tiện, công thức như sau:
T = A x K, trong đó:
T là Trọng tải toàn phần của phương tiện;
A = L x B x D, trong đó:
L (m): Chiều dài boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ điểm xa nhất phía mũi đến điểm xa nhất phía lái của boong chính;
B (m): Chiều rộng boong chính, là khoảng cách nằm ngang được đo từ mép boong mạn này đến mép boong mạn kia tại vị trí rộng nhất của thân phương tiện;
D (m): Chiều cao mạn, là khoảng cách thẳng đứng được đo từ đáy đến mép boong ở giữa chiều dài boong chính;
K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:
Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;
Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;
Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;
Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;
Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.
Giao thông đường thủy nội địa
Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện giao thông đường thủy nội địa không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như thế nào?
Tại Điều 54 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
- Phương tiện thủy nội địa có động cơ: 1,5 tấn trọng tải được tính bằng 01 GT.
- Phương tiện thủy nội địa không có động cơ: 01 tấn trọng tải toàn phần được tính bằng 01 GT.
- Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách và tàu cần cẩu: 01 HP/CV được tính bằng 0,5 GT; 01 kw được tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cần cẩu đặt trên phương tiện được tính bằng 06 GT.
- Phương tiện chở khách không ghi công suất máy: 01 ghế ngồi dành cho hành khách được tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm được tính bằng 04 GT.
- Trường hợp là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn: được tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, tàu kéo hoặc tàu đẩy.
- Việc quy đổi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.
- Quy đổi thứ nguyên công suất máy:
a) Nếu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là kW thì quy đổi thành sức ngựa như sau: 01 kW =1,36 sức ngựa;
b) Nấu hồ sơ máy ghi thứ nguyên là cv hoặc HP hoặc PS thì quy đổi ra kw và quy đổi thành sức ngựa theo công thức nêu tại điểm a khoản này. Việc quy đổi như sau:
01 HP = 0,7547 kW;
01 CV = 01 PS = 0,7355 kw.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?