Khu vực thể chế Nhà nước của Việt Nam gồm những khu vực nào? Phân loại các khu vực này gồm những nội dung nào?
Khu vực thể chế Nhà nước của Việt Nam gồm những khu vực nào?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT có quy định như sau:
Sáu khu vực thể chế của Việt Nam:
- Khu vực thể chế phi tài chính;
- Khu vực thể chế tài chính;
- Khu vực thể chế Nhà nước;
- Khu vực thể chế hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình;
- Khu vực thể chế không thường trú.
Như vậy, khu vực thể chế Nhà nước là 1 trong 6 khu vực thể chế của Việt Nam, dẫn chiếu đến Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT thì khu vực thể chế Nhà nước của Việt Nam sẽ gồm những khu vực sau:
- Nhà nước trung ương;
- Nhà nước địa phương;
- Quỹ an sinh xã hội.
Khu vực thể chế Nhà nước (Hình từ Internet)
Phân loại các khu vực thể chế Nhà nước gồm những nội dung nào?
Phân loại các khu vực thể chế Nhà nước gồm những nội dung được quy định tại Mục 3 Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Khu vực thể chế Nhà nước: Khu vực thể chế Nhà nước bao gồm các đơn vị thể chế thường trú thuộc sự quản lý hoặc kiểm soát của các cơ quan Nhà nước, hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện các chức năng hoạch định chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và thực thi các chính sách của Nhà nước.
Khu vực này bao gồm tất cả các đơn vị thuộc cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác, các đơn vị sự nghiệp công lập không vì lợi nhuận, phi thị trường và các quỹ an sinh xã hội.
Để xác định một đơn vị thể chế thuộc khu vực thể chế Nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước cần phân biệt khái niệm đơn vị sản xuất thị trường và phi thị trường.
Tiêu chí nhận dạng đơn vị thuộc khu vực thể chế Nhà nước:
- Là đơn vị thể chế thường trú;
- Có quyền sở hữu tài sản, phát sinh nghĩa vụ nợ và tham gia vào các hoạt động kinh tế;
- Thuộc sự quản lý hoặc kiểm soát của các cơ quan Nhà nước;
- Hoạt động mang tính chất phi thị trường, không vì lợi nhuận.
(1) Nhà nước trung ương
Các đơn vị thuộc Nhà nước trung ương là các đơn vị thể chế hoạt động chủ yếu dưới sự quản lý hoặc kiểm soát của Nhà nước ở cấp trung ương, bao gồm các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan của Đảng, đoàn thể và hiệp hội ở cấp trung ương có các khoản thu, chi chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
(2) Nhà nước địa phương
Các đơn vị thuộc Nhà nước địa phương là các đơn vị thể chế cấp tỉnh, huyện, xã hoạt động chủ yếu dưới sự quản lý hoặc kiểm soát của Nhà nước địa phương, bao gồm các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan của Đảng, đoàn thể và hiệp hội ở cấp địa phương có các khoản thu, chi từ chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
(3) Quỹ an sinh xã hội
Quỹ an sinh xã hội là một loại đơn vị đặc thù của khu vực thể chế Nhà nước, chuyên trách về hoạt động của một hoặc một số chương trình an sinh xã hội, bao gồm các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo trợ xã hội và các quỹ dịch vụ xã hội...
Các đơn vị này được tổ chức và quản lý tách biệt so với những hoạt động khác của Nhà nước trung ương và Nhà nước địa phương, nắm giữ tài sản và các nghĩa vụ nợ tách riêng so với các đơn vị của Nhà nước trung ương, Nhà nước địa phương và tham gia vào các giao dịch tài chính với tư cách riêng.
Đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước thành lập, quản lý và cấp kinh phí được xếp vào khu vực thể chế Nhà nước đúng không?
Đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước thành lập, quản lý và cấp kinh phí được xếp vào khu vực thể chế Nhà nước đúng không, thì theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI
1. Một số khái niệm
...
1.4. Đơn vị không vì lợi (NPIs): là một pháp nhân hoặc một thực thể xã hội được thành lập để tiến hành sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Kết quả sản xuất của đơn vị không được phép trở thành nguồn thu nhập, lợi nhuận hay các quyền lợi tài chính khác cho các đơn vị thành lập, quản lý, kiểm soát hoặc tài trợ cho đơn vị đó.
Kiểm soát là việc có khả năng can thiệp vào các chính sách tài chính và hoạt động liên quan tới mục tiêu chiến lược của đơn vị[1].
* Có hai loại đơn vị không vì lợi khác nhau, đó là:
+ Đơn vị không vì lợi thị trường;
+ Đơn vị không vì lợi phi thị trường.
Đơn vị không vì lợi thị trường được các doanh nghiệp hoặc tổ chức tương tự doanh nghiệp có tính thị trường thành lập, quản lý hoặc kiểm soát. Căn cứ vào mục tiêu sản xuất phi tài chính hay tài chính để xếp các đơn vị này vào khu vực thể chế phi tài chính hoặc khu vực thể chế tài chính.
Đơn vị không vì lợi phi thị trường được chia thành hai nhóm:
i. Đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước thành lập, quản lý và cấp kinh phí. Các đơn vị loại này được xếp vào khu vực thể chế Nhà nước;
ii. Đơn vị không vì lợi phi thị trường phục vụ hộ gia đình. Các đơn vị loại này bao gồm hai tiểu nhóm và đều được xếp vào khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình (NPISHs): (1) tiểu nhóm thứ nhất là các đơn vị không vì lợi phi thị trường phục vụ hội viên; (2) tiểu nhóm thứ hai là các đơn vị không vì lợi phi thị trường làm công tác từ thiện.
Các đơn vị không vì lợi có mặt ở hầu hết các khu vực thể chế. Căn cứ vào đơn vị thành lập ra nó để xếp vào khu vực thể chế phù hợp.
...
Như vậy, đơn vị không vì lợi phi thị trường do Nhà nước thành lập, quản lý và cấp kinh phí được xếp vào khu vực thể chế Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?