Khu vực quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những khu vực nào? Quan trắc này gồm những nội dung nào?
Khu vực quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những khu vực nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về khu vực và điểm quan trắc môi trường như sau:
Khu vực và điểm quan trắc môi trường
1. Khu vực quan trắc môi trường bao gồm 08 khu vực quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Điểm quan trắc môi trường thuộc khu vực quan trắc môi trường được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trên cơ sở nhu cầu quan trắc thực tế nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo đó tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT, có quy định như sau:
Khu vực quan trắc môi trường
1. Khu vực miền núi phía Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang.
2. Khu vực Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
3. Khu vực Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
4. Khu vực Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
5. Khu vực Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
6. Khu vực Tây Nam Bộ: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang.
7. Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
8. Khu vực ven biển, hải đảo và biển Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Như vậy, theo quy định trên thì khu vực quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm 08 khu vực:
- Khu vực miền núi phía Bắc;
- Khu vực Đồng bằng sông Hồng;
- Khu vực Bắc Trung Bộ;
- Khu vực Nam Trung Bộ;
- Khu vực Đông Nam Bộ;
- Khu vực Tây Nam Bộ;
- Khu vực Tây Nguyên;
- Khu vực ven biển, hải đảo và biển Việt Nam.
Quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về nội dung quan trắc môi trường như sau:
Nội dung quan trắc môi trường
1. Chất lượng môi trường nước trong vùng sản xuất, chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn và vùng chăn nuôi tập trung.
2. Chất lượng môi trường đất trong vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và vùng chăn nuôi tập trung.
3. Chất lượng môi trường không khí trong các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản, cảng cá và vùng sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
Như vậy, quan trắc môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm những nội dung sau:
- Chất lượng môi trường nước trong vùng sản xuất, chế biến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn và vùng chăn nuôi tập trung.
- Chất lượng môi trường đất trong vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp và vùng chăn nuôi tập trung.
- Chất lượng môi trường không khí trong các khu vực chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản, cảng cá và vùng sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
Đơn vị quan trắc môi trường thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường theo hình thức nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BNNPTNT, có quy định về các thông số quan trắc môi trường như sau:
Tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin quan trắc môi trường
1. Đơn vị quan trắc môi trường
a) Thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu từ các hoạt động quan trắc theo kế hoạch được giao; tiếp nhận, đánh giá tài liệu từ các tổ chức, cá nhân về tình hình quan trắc môi trường trong phạm vi được giao quản lý;
b) Báo cáo kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ, đột xuất bằng văn bản và file điện tử đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường); thông báo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong khu vực quan trắc, các Tổng cục, Cục chuyên ngành có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở sản xuất nơi quan trắc môi trường;
c) Thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường theo hình thức lũy tiến. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo các nội dung quy định tại mẫu 1 và mẫu 2 của Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị quan trắc môi trường thiết lập và lưu trữ cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường theo hình thức lũy tiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?