Khu vực phát triển đô thị mở rộng là gì? Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng?
Khu vực phát triển đô thị mở rộng là gì?
Khu vực phát triển đô thị mở rộng được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP thì khu vực phát triển đô thị mở rộng là khu vực phát triển đô thị bao gồm cả khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mới có sự kết nối đồng bộ về hạ tầng đô thị.
Khu vực phát triển đô thị mở rộng là gì? Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng?
Căn cứ vào đâu để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng, thì theo quy định tại Điều 8 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, điểm a khoản 11 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
Căn cứ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì để lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng thì căn cứ vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị.
Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng là bao nhiêu ngày?
Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng là bao nhiêu ngày, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, khoản 10 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, điểm a và điểm b khoản 11 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:
a) (Bãi bỏ);
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
c) (Bãi bỏ);
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
b) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
c) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.
5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị mở rộng tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị mở rộng gồm các nội dung nào?
Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị mở rộng gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
1. Tờ trình.
2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:
a) Tên khu vực phát triển đô thị;
b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
h) Thời hạn thực hiện dự kiến;
j) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
k) Đề xuất hình thức quản lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị mở rộng gồm các nội dung sau:
- Tên khu vực phát triển đô thị;
- Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
- Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
- Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
- Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
- Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
- Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
- Thời hạn thực hiện dự kiến;
- Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
- Đề xuất hình thức quản lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?