Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao?

Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm bao gồm những loại nào? Bệnh viện xử lý chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải có khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao? Thời gian lưu giữ tối đa chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm tại bệnh viện là bao lâu?

Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm bao gồm những loại nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT thì chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

- Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;

- Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao?

Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao? (Hình từ Internet)

Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao?

Theo mục A Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT thì bệnh viện xử lý chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm phải có khu vực lưu giữ chất thải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như sau:

(1) Khu vực lưu giữ chất thải có biển cảnh báo; có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn; có hệ thống thu gom nước thải;

(2) Trong khu lưu giữ phải phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất và có tên loại chất thải, mã số chất thải nguy hại (CTNH) (đối với chất thải y tế nguy hại), biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư 20/2021/TT-BYT với kích thước phù hợp, dễ nhận biết. TẢI VỀ

Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.

(3) Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.

(4) Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.

(5) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và khử khuẩn.

(6) Có vòi nước, dung dịch vệ sinh, khử khuẩn.

Thời gian lưu giữ tối đa chất thải nguy hại không lây nhiễm tại bệnh viện là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 20/2021/TT-BYT có quy định như sau:

Lưu giữ chất thải y tế
...
3. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa không quá 07 ngày;
b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc xử lý tập trung, phải xử lý ngay trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày;
c) Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
4. Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm: thời gian lưu giữ không quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải. Trường hợp lưu giữ quá 01 năm do chưa có phương án vận chuyển, xử lý hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì cơ sở y tế phải báo cáo bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế hằng năm của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo khó khăn, không có biện pháp xử lý phù hợp thì chất thải lây nhiễm sắc nhọn được lưu giữ an toàn trong bể bê tông trong khuôn viên cơ sở y tế sau khi đã xử lý tiệt khuẩn chất thải và phải có biển cảnh báo tại khu vực lưu giữ chất thải.

Như vậy, thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm tại bệnh viện tối đa là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải.

Trường hợp lưu giữ quá 01 năm do chưa có phương án vận chuyển, xử lý hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì bệnh viện phải báo cáo bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế hằng năm của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Thông tư 20/2021/TT-BYT và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chất thải y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biểu tượng trên bao bì dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải y tế
Pháp luật
Chất thải y tế là gì và được phân định thành những loại nào? Công tác quản lý chất thải rắn y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ra sao?
Pháp luật
Lưỡi dao mổ đã sử dụng trong các cơ sở y tế thu gom xử lý phải tuân thủ điều kiện như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Các chai dịch truyền nhựa trong các cơ sở y tế có được thu gom để tái chế sử dụng hay không theo quy định?
Pháp luật
Những chất thải nào trong cơ sở y tế được xem là chất thải lây nhiễm? Phân loại chất thải lây nhiễm trong cơ sở y tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chất thải rắn y tế là gì? Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt rác thải y tế là chất thải rắn theo tiêu chuẩn?
Pháp luật
Không được tái chế chất thải y tế nguy hại để sản xuất các loại sản phẩm nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đối với khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại thì được sử dụng phương tiện gì?
Pháp luật
Việc vận chuyển, xử lý chất thải y tế được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất? Chất thải y tế nguy hại được xử lý theo thứ tự ưu tiên nào?
Pháp luật
Khi xác định nồng độ khối lượng PCDD/PCDF của lò đốt chất thải rắn y tế, có những yêu cầu tối thiểu nào của việc định tính, định lượng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải y tế
425 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào