Khu vực làm việc của Chủ tịch nước được xem là khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ đúng không?
Khu vực làm việc của Chủ tịch nước được xem là khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ đúng không?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 thì đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về khu vực trọng yếu như sau:
Đối tượng cảnh vệ
...
3. Khu vực trọng yếu bao gồm:
a) Khu vực làm việc của Trung ương Đảng;
b) Khu vực làm việc của Chủ tịch nước;
c) Khu vực làm việc của Quốc hội;
d) Khu vực làm việc của Chính phủ;
đ) Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định phạm vi cảnh vệ khu vực trọng yếu tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
...
Theo quy định trên, khu vực làm việc của Chủ tịch nước được xem là khu vực trọng yếu thuộc đối tượng cảnh vệ.
Khu vực làm việc của Chủ tịch nước (Hình từ Internet)
Khu vực làm việc của Chủ tịch nước được áp dụng những biện pháp cảnh vệ nào?
Biện pháp cảnh vệ được áp dụng đối với khu vực làm việc của Chủ tịch nước quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu
1. Đối với khu vực làm việc của Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;
b) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác thường xuyên;
b) Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết;
c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Theo đó, khu vực làm việc của Chủ tịch nước được áp dụng những biện pháp cảnh vệ sau:
- Tuần tra, canh gác thường xuyên.
- Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.
- Kiểm tra an ninh, an toàn trong trường hợp cần thiết.
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Mức phụ cấp đặc thù đối với chiến sĩ canh gác tại khu vực làm việc của Chủ tịch nước là bao nhiêu?
Chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại khu vực làm việc của Chủ tịch nước được hưởng mức phụ cấp đặc thù quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2018/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp đặc thù
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được hưởng phụ cấp đặc thù từ 15% đến 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có), cụ thể như sau:
1. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Bảo vệ tiếp cận; bảo vệ khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc, khu vực trọng yếu, sự kiện đặc biệt quan trọng;
b) Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy;
c) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Trung úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Trung úy trở xuống; chiến sĩ hưởng phụ cấp cấp bậc hàm.
2. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ: Lái xe bảo vệ tiếp cận, lái xe nghiệp vụ, dẫn đường, hộ tống; kiểm tra chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ hoặc vật nguy hiểm khác, kiểm nghiệm độc chất; tác chiến; trinh sát; thông tin phục vụ công tác bảo vệ; đặc nhiệm; cơ động;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thượng úy, Đại úy; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với:
a) Cán bộ, chiến sĩ trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ có cấp bậc hàm từ Thiếu tá hoặc có mức lương tương đương cấp bậc hàm Thiếu tá trở lên; trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ không thuộc đối tượng quy định tài khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, chiến sĩ cảnh vệ canh gác tại khu vực làm việc của Chủ tịch nước được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 30% tính trên mức lương cấp bậc hàm hoặc phụ cấp cấp bậc hàm hiện hưởng ngoài các chế độ phụ cấp khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?