Khu vực có chức năng chuyên biệt là gì? Kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt gồm các nội dung nào?
- Khu vực có chức năng chuyên biệt là gì?
- Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt có nằm trong nội dung thẩm định đề xuất không?
- Kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt gồm các nội dung nào?
- Việc công bố công khai kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt được tiến hành thông qua phương thức nào?
Khu vực có chức năng chuyên biệt là gì?
Khu vực có chức năng chuyên biệt được giải thích tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP thì khu vực có chức năng chuyên biệt là khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành các khu chức năng chuyên biệt như khu kinh tế, khu du lịch - nghỉ dưỡng, khu đại học...
Khu vực có chức năng chuyên biệt là gì? Kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt có nằm trong nội dung thẩm định đề xuất không?
Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt có nằm trong nội dung thẩm định đề xuất không, thì theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 11/2013/NĐ-CP, khoản 10 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, điểm a và điểm b khoản 11 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định các khu vực phát triển đô thị
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
b) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
c) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.
5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
6. Nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt là một trong các nội dung thẩm định đề xuất có chức năng chuyên biệt.
Ngoài ra, các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị còn gồm:
- Sự phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, định hướng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
- Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt.
Kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt gồm các nội dung nào?
Kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt gồm các nội dung được quy định tại Điều 11 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
- Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở Quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.
- Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.
- Kế hoạch di dời, tái định cư.
- Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.
- Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.
Việc công bố công khai kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt được tiến hành thông qua phương thức nào?
Việc công bố công khai kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt được tiến hành thông qua phương thức được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2013/NĐ-CP như sau:
Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; cung cấp thông tin và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị.
2. Việc công bố công khai khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Nội dung công bố bao gồm những nội dung chính của Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị để các nhà đầu tư biết, lựa chọn và quyết định việc đầu tư các dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì việc công bố công khai kế hoạch thực hiện khu vực có chức năng chuyên biệt được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?