Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4, 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Theo đó tại khoản 6 Điều 3 Luật Du lịch 2017 có nêu rằng:
Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay thì khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Khu du lịch được chia làm 2 loại là: khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
Vậy vào dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Hiện nay có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau cũng như các địa điểm du lịch tham quan khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi cá nhân và gia đình của mỗi người như có thể đến những khu bảo tồn; khu sinh thái; đồng bằng sông nước; vùng biển; vùng rừng; tham quan di tích lực sử...tùy theo mục đích chuyến đi trong dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục.
Một số địa danh tham khảo thú vị, hấp dẫn gắn với các loại hình du lịch trong dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục này:
- Làng cổ Phước Tích (Huế)
- Làng nghề
Một số làng nghề nổi tiếng: làng gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Vạn Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng sơn mài Hạ Thái, làng gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận), làng nghề kẹo dừa (Bến Tre)…
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất? (Hình từ Internet)
Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch có cần thuê hướng dẫn viên không?
Tại khoản 11 Điều 3 Luật Du lịch 2017 có nêu rằng:
Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
Theo đó, hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.
Về bản chất của người hướng dẫn viên du lịch ngoài điều kiện pháp luật có thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch thì họ còn phải am hiểu rất rõ về những địa điểm du lịch đó thì mới có thể hướng dẫn tốt được.
Vì vậy nếu trong dịp lễ 30/4, 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục khi đi du lịch nếu địa điểm đã đi nhiều lần hoặc có người thân tại địa điểm đó thì mọi người hoàn toàn có thể đi du lịch tự túc mà không cần hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn.
Hoặc nếu mua gói du lịch của một công ty du lịch bất kỳ thì bạn có thể yên tâm rằng sẽ đều có hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn mình một cách tận tình nhất.
Như vậy, dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch có cần thuê hướng dẫn viên còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục nếu người lao động đi làm thì mức lương thưởng sẽ tính như thế nào?
Sau khi có đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024.
Trong đó vẫn lưu ý rằng: Phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra.
Như vậy, có thể thấy rằng việc tiếp tục làm việc hay hoán đổi ngày nghỉ giữa doanh nghiệp và người lao động là sự thống nhất và thỏa thuận giữa 2 bên.
Xem thêm Công văn 2450/VPCP-KGVX tại đây: Tải về
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, ngày 30/4 và ngày 1/5 hằng năm là ngày lễ và được nghỉ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động trong thời gian này thì việc tính tiền lương như sau:
- Nếu làm việc vào ban ngày:
Người lao động sẽ nhận được 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ = ít nhất 400% lương.
- Nếu làm việc thêm giờ vào ban đêm:
Người lao động sẽ nhận được 100% lương của ngày làm việc bình thường + 300% tiền lương ngày lễ + 30% lương làm việc vào ban đêm + 60% lương làm thêm giờ vào ban đêm = ít nhất 490% lương.
Bên cạnh đó, về thưởng thì căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, thấy rằng luật không bắt buộc trong ngày lễ 30/4 và 1/5 công ty phải thưởng cho người lao động.
Tùy công ty họ sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế để xem xét thưởng trong dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục này.
Một số mẫu đơn có liên quan đến Du lịch mời quý đọc giả tham khảo thêm:
(1) Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch
(2) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh;
(3) Đơn đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia;
(4) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(5) Đơn đề nghị cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(6) Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành;
(7) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
(8) Biên bản thẩm định cơ sở lưu trú du lịch;
(9) Biên bản làm việc của Tổ thẩm định;
(10) Đơn đề nghị cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(11) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(12) Đơn đề nghị cấp đổi/cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
(13) Đăng ký tham dự khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch;
(14) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan du lịch nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?