Không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có những điểm giống và khác nhau như thế nào theo quy định?
Điểm giống nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
Không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017; Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015; Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm có những điểm giống nhau cơ bản như:
- Đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Đều có điều khoản miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng là người thân thích của người có hành vi phạm tội nếu như họ che giấu, không tố giác tội phạm. Đối tượng có thể được miễn trách nhiệm là: Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, trừ trường hợp che giấu, không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
- Đều là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Người thực hiện hành vi sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm (Hình từ Internet)
Điểm khác nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
Căn cứ pháp lý:
- Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
- Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
- Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015;
- Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;
Tiêu chí | Không tố giác tội phạm | Che giấu tội phạm |
Thời điểm phạm tội | Có thể phát hiện hành vi phạm tội trong cả quá trình, từ trước trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện. | Phát hiện hành vi phạm tội sau khi hành vi đó đã được thực hiện. |
Ý thức | Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng vẫn giữ “im lặng”. | Không biết trước hành vi phạm tội và không hứa hẹn gì trước với người phạm tội. |
Hành vi | Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền; Là hành vi không hành động. | Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm; Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội; Là hành vi hành động. |
Hình phạt | Người phạm tội sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. | Người che giấu các tội: giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm. |
Miễn trách nhiệm hình sự | Đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. | Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. |
Người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Theo đó, người phạm tội không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm tự đầu thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?