Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trong giao thông đường sắt thì lối đi tự mở là gì?
- Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tổ chức được giao nhiệm vụ mà không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là bao lâu?
Trong giao thông đường sắt thì lối đi tự mở là gì?
Trong giao thông đường sắt thì lối đi tự mở được giải thích tại khoản 23 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 như sau:
Lối đi tự mở là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá nhân tự xây dựng và khai thác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Theo đó, lối đi tự mở là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá nhân tự xây dựng và khai thác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Lối đi tự mở là gì? (Hình từ Internet)
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt theo điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 55 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, xử lý lối đi tự mở thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức thu hẹp bề rộng hoặc xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
b) Không tổ chức cảnh giới, chốt gác tại lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện chế độ kiểm tra hoặc thực hiện chế độ kiểm tra không đúng quy định;
b) Để công trình đường sắt bị hư hỏng mà không kịp thời có biện pháp khắc phục, sửa chữa cần thiết;
c) Không kịp thời tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố;
d) Không kiểm tra việc thực hiện phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại vị trí thi công trên tuyến đường sắt theo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố.
Như vậy, không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tổ chức được giao nhiệm vụ mà không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tổ chức được giao nhiệm vụ mà không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tổ chức được giao nhiệm vụ mà không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?