Không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
- Không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
- Ai có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phá sản 2014 quy định về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, theo quy định này nếu người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 Luật Phá sản thì tòa án nhân dân ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo đó, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 Luật Phá sản thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung.
Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo. Trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Ngoài trường hợp nêu trên, Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
- Người nộp đơn không đúng theo quy định.
- Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phá sản 2014.
- Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có bị trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không? (Hình từ Internet).
Ai có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Phá sản 2014 có quy định về việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thẩm phán phụ trách vụ việc có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc sửa đổi, bổ sung đơn.
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Phá sản 2014 quy định phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Theo đó, người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong hai phương thức sau:
- Phương thức 1: Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
- Phương thức 2: Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Cần lưu ý rằng: Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?