Không thực hiện đúng kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bị xử phạt bao nhiêu?
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bao gồm những thông tin nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
...
2. Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm hoặc theo kỳ kế hoạch bao gồm các thông tin cơ bản sau: tên công trình; đơn vị tính; khối lượng; kinh phí dự kiến; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện; mức độ ưu tiên. Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bao gồm các thông tin cơ bản sau:
- Tên công trình;
- Đơn vị tính;
- khối lượng;
- Kinh phí dự kiến;
- Thời gian thực hiện;
- Phương thức thực hiện;
- Mức độ ưu tiên.
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 21/2022/TT-BGTVT.
Bảng tổng hợp kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa: Tải về
Bảo trì công trình đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bắt buộc phải có những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 21/2022/TT-BGTVT quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý như sau:
Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải quản lý
...
3. Các nội dung trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm, bao gồm:
a) Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa bao gồm: kiểm tra công trình đường thủy nội địa; bảo trì báo hiệu; bảo trì đèn báo hiệu, thiết bị, hệ thống thông tin, các công trình phục vụ trên tuyến đường thủy nội địa đang khai thác; đo dò bãi cạn; công tác đặc thù trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa;
b) Sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa bao gồm: nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo cấp kỹ thuật đã công bố; sửa chữa âu tàu, kè, nhà trạm, thủy chí; thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng; sửa chữa, bổ sung, thay thế báo hiệu, đèn hiệu, tín hiệu; sửa chữa, thay thế, bổ sung hạng mục, công trình phụ trợ, thiết bị, phụ kiện phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo trì và khai thác giao thông đường thủy nội địa;
c) Sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa bao gồm: sửa chữa sự cố hư hỏng do thiên tai hoặc sự cố bất thường khác gây ra;
d) Công tác khác, bao gồm: khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa; điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; lập, điều chỉnh quy trình và định mức quản lý, khai thác, bảo trì đối với công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà nước đã đưa vào khai thác, sử dụng; kiểm định; quan trắc; đánh giá an toàn; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; ứng dụng công nghệ phục vụ trực tiếp công tác quản lý, bảo trì và khai thác giao thông đường thủy nội địa.
...
Theo đó, kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa;
- Công tác sửa chữa định kỳ công trình đường thủy nội địa;
- Công tác sửa chữa đột xuất công trình đường thủy nội địa;
- Các công tác bảo trì, sửa chữa và hoạt động khác.
Không thực hiện đúng kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa bị xử phạt bao nhiêu?
Theo Điều 6 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có ảnh hưởng đến an toàn giao thông theo quy định;
b) Không đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông theo quy định;
c) Không lập hoặc lập nhưng không ghi chép đầy đủ hồ sơ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng đường thủy nội địa theo quy định;
b) Không sửa chữa kè, đập giao thông, âu tàu và công trình khác bị hư hại;
c) Không thực hiện đúng phương án bảo trì được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Không vận hành âu tàu hoặc vận hành âu tàu không đúng quy định;
đ) Không kiểm định chất lượng công trình theo quy định.
Theo đó hành vi không thực hiện đúng phương án bảo trì được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm không thực hiện đúng kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý: Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?