Không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng thì tổ chức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng thì tổ chức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng không?
Không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng thì tổ chức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển khi hết hạn sử dụng được quy định tại điểm a khoản 10, điểm b khoản 13 Điều 8 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 4 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 8 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
...
10. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không tháo dỡ thiết bị, công trình trên biển khi hết hạn sử dụng;
...
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc phá dỡ thiết bị, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 6; điểm a khoản 5 Điều 7; điểm b khoản 8 Điều 8; điểm d khoản 2 Điều 9; Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị buộc phá dỡ công trình đối với hành vi vi phạm.
Công trình trên biển (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng không?
Việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển khi hết hạn sử dụng không được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.
...
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt tổ chức này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng không?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các cơ quan được quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng và những người được thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng giao nhiệm vụ lập biên bản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền lập biên bản đối với tổ chức không tháo dỡ công trình trên biển trong khu vực biên giới biển khi hết hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?