Không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục
1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
2. Hành vi không sử dụng đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP có quy định:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ khoản 4, 5, 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 20, Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định này). Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
...
Như vậy, người sử dụng đất không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì mức phạt tiền là:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
Lưu ý: Mức phạt tiền chỉ áp dụng đối với cá nhân. Người sử dụng đất là tổ chức không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân.
Không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục có bị thu hồi đất?
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024 như sau:
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
...
6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
...
9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
...
Như vậy, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục và người sử dụng đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị thu hồi đất.
Đây được xác định là một trong những trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
Lưu ý: Không thu hồi đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục trường hợp bất khả kháng.
Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất
...
3. Tiêu chí phân bổ các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
...
đ) Đối với đất nuôi trồng thủy sản được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; lợi thế, tiềm năng đất đai về nuôi trồng thủy sản; nhu cầu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;
e) Đối với đất làm muối được xác định trên cơ sở hiện trạng, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước; định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh; đề án phát triển ngành muối; nhu cầu sử dụng đất làm muối;
...
Như vậy, việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản được xác định trên cơ sở:
- Hiện trạng, biến động sử dụng đất nuôi trồng thủy sản;
- Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch kỳ trước;
- Định hướng sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh;
- Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Lợi thế, tiềm năng đất đai về nuôi trồng thủy sản;
- Nhu cầu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thơ 20 11 tặng cô giáo, thầy giáo? Những bài thơ 20 11 hay và ý nghĩa nhất tặng thầy, cô thế nào?
- Mục đích Nhà nước giao đất rừng phòng hộ là gì? Có thu tiền sử dụng đất của người được giao đất rừng phòng hộ?
- 1 CO form D có thể khai nhiều hàng hóa? Thời điểm cấp CO form D cho hàng hóa xuất khẩu là khi nào?
- Thư ký Tòa án có phải là người tiến hành tố tụng dân sự hay không? Khi nào Thư ký Tòa án từ chối tiến hành tố tụng?
- Các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ý nghĩa dành cho trường tiểu học? Học sinh bắt buộc phải tặng quà thầy cô ngày 20 11?