Không được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì có được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ không?
Không được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì có được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ không?
Trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được quy định tại khoản 5 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
...
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.
6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và thông báo nộp lệ phí cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không nộp lệ phí, không thực hiện nhận chứng chỉ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định hủy bỏ chứng chỉ hành nghề chứng khoán đã cấp.
...
Theo quy định thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán không được hoàn lại, kể cả trường hợp không được cấp chứng chỉ.
Do đó, trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì cũng không được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.
Không được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì có được hoàn lại hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ không? (Hình từ Internet)
Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính chỉ có giá trị sử dụng khi nào?
Giá trị sử dụng của chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Quản lý, giám sát người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán
...
2. Nguyên tắc hành nghề chứng khoán:
...
b) Người có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
c) Người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
d) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
đ) Người có 01 trong 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm a, b, c khoản này và có chứng chỉ chuyên môn chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
...
Như vậy, theo quy định, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán.
Đồng thời, được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì cá nhân cần có những chứng chỉ chuyên môn nào?
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được quy định tại khoản 2 Điều 213 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán
1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có các chứng chỉ chuyên môn bao gồm: chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán, chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương.
3. Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chứng chỉ chuyên môn quản lý quỹ và tài sản;
...
Như vậy, theo quy định, để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính thì cá nhân cần có các chứng chỉ chuyên môn sau đây:
(1) Các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm:
- Chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán,
- Chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán,
- Chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán,
- Chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
(2) Các chứng chỉ chuyên môn bao gồm:
- Chứng chỉ tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán,
- Chứng chỉ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc chứng chỉ tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?