Không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định xử bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới?
Quỹ bình ổn giá là gì?
Theo Điều 19 Luật Giá 2023 quy định về các biện pháp bình ổn giá như sau:
Các biện pháp bình ổn giá
1. Các biện pháp bình ổn giá bao gồm:
…
c) Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ; việc định giá hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp quy định tại Mục 2 Chương này;
d) Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Sử dụng quỹ bình ổn giá trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã được lập quỹ bình ổn giá.
Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
…
Như vậy, Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá.
Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.
Không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định xử bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới? (hình từ internet)
Không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định xử bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới?
Theo Điều 7 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
1. Đối với hành vi công khai không đầy đủ, công khai không đúng thời hạn, không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công khai không đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sau thời hạn từ 01 ngày làm việc đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày phải công khai;
c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày phải công khai.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm a, c khoản 1 Điều này;
....
Theo Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
Như vậy, nếu không công khai thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày phải công khai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá.
Lưu ý: mức xử phạt vi phạm hành chính trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Cơ quan nào đảm bảo tính công khai minh bạch của Quỹ bình ổn giá?
Theo Điều 5 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện bình ổn giá như sau:
Tổ chức thực hiện bình ổn giá theo khoản 1 Điều 20 của Luật Giá
...
5. Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn và thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định bình ổn giá do mình ban hành, kịp thời có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế;
b) Tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được Chính phủ quyết định lập quỹ bình ổn giá;
c) Báo cáo Chính phủ kết quả bình ổn giá, đồng thời gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định.
6. Căn cứ tình hình thực hiện bình ổn giá, đánh giá diễn biến giá hàng hóa, dịch vụ trong thực tế, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ có thể kết thúc bình ổn giá trước thời hạn hoặc gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá, đồng thời báo cáo Chính phủ và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định. Văn bản điều chỉnh thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực là văn bản hành chính.
Như vậy, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời gian xác nhận tham dự cuộc họp được quy định như thế nào?
- Tàu bay vi phạm phép bay là gì? Tàu bay vi phạm phép bay thì bị tàu bay của Quân đội nhân dân Việt Nam bay kèm đúng không?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Lịch sử truyền thống đảng bộ huyện Chư Pưh tỉnh Gia Lai tuần 2 mới nhất? Giải nhất Cuộc thi là bao nhiêu?
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?