Không công bố công khai cho người lao động về danh mục ngành nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
- Các danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con có đối tượng là áp dụng là nam hay nữ?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải công bố công khai cho người lao động về danh mục ngành nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con hay không?
- Không công bố công khai cho người lao động về danh mục ngành nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Các danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con có đối tượng là áp dụng là nam hay nữ?
Các danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con có đối tượng là áp dụng là nam hay nữ? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con như sau:
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ;
2. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam.
Như vậy, các danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con sẽ có đối tượng là cả nam và nữ.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải công bố công khai cho người lao động về danh mục ngành nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật lao động 2019 về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc.
Không công bố công khai cho người lao động về danh mục ngành nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm k khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
…
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
…
k) Không cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và không đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con;
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp không cung cấp đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc cho người lao động chọn khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?