Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay thì hãng hàng không bị phạt bao nhiêu tiền?
- Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay thì hãng hàng không bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay là bao lâu?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay không?
Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay thì hãng hàng không bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 10 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay như sau:
Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo số liệu về khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định;
b) Không bố trí đủ thiết bị, hệ thống biển báo, phát thanh thông tin về chuyến bay và thông tin cho hành khách tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
c) Không bố trí quầy nước miễn phí tại khu vực cách ly trong nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
d) Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;
đ) Không có xe nâng hoặc phương tiện phù hợp phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Xe lăn phục vụ người khuyết tật (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay là 01 năm.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do hãng hàng không không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của sân bay có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt hãng hàng không này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?