Không có hộ khẩu có được nhà nước hỗ trợ tái định cư không? Điều kiện thu hồi đất được bố trí tái định cư là gì?
Điều kiện thu hồi đất được bố trí tái định cư là gì?
Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, thì hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi:
(1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:
+ Bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
(2) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam:
Khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
Không có hộ khẩu có được nhà nước hỗ trợ tái định cư không? (Hình từ Internet)
Không có hộ khẩu có được nhà nước hỗ trợ định cư không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường về đất.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở;
- Trường hợp không có nhu cầu bồi thường đất ở thì nhà nước bồi thường bằng tiền.
Như vậy, trường hợp bị thu hồi hết đất ở nhưng chưa làm nhà ở và không còn đất ở, nhà ở nào khác tại địa bàn cấp xã nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở theo quy định. Hay nói cách khác, không có hộ khẩu vẫn được bố trí bồi thường đất tái định cư khi cá nhân, hộ gia đình đó đủ điều kiện quy định tại Điều 75, Điều 79 Luật Đất đai 2013.
Tổ chức nào làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Luật Đất đai 2013 như sau:
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; quản lý đất đã thu hồi
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
...
Theo đó, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Các quy định hiện hành tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP không ghi nhận về nội dung đối với từng dự án thì sẽ phải thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư riêng.
Qua tìm hiểu, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn.
Do đó, theo quan điểm cá nhân của người hỗ trợ, nếu huyện Chị thành lập 01 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là phù hợp với quy định hiện hành.
Hội đồng này là tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn. Trường hợp tại địa bàn nào thuộc quản lý có dự án cần thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Hội đồng này sẽ thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?