Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay nhưng vẫn đưa tàu bay vào khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay nhưng vẫn đưa tàu bay vào khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay là bao lâu?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay không?
Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay nhưng vẫn đưa tàu bay vào khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay như sau:
Vi phạm quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) đối với hành vi đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.
...
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay nhưng vẫn đưa tàu bay vào khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay là 01 năm.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do tổ chức đưa tàu bay vào khai thác mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 100.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?