Không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số là bao lâu?
Không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 79 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn, an ninh trong giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số, chứng thư số như sau:
Vi phạm quy định về an toàn, an ninh trong giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số, chứng thư số
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở trái pháp luật hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số;
b) Không bảo đảm bí mật, an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của tổ chức, cá nhân xin cấp chứng thư số.
...
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chứng thư số (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số là bao lâu?
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không bảo đảm an toàn trong việc lưu trữ thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân xin cấp chứng thư số là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?