Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt được quy định như thế nào?
- Xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
- Ai quyết định ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp?
- Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt như thế nào?
Xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
1. Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
a) Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
b) Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
c) Ngành Y học cổ truyền đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
...
Theo quy định trên, người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt như sau:
- Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
Đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp (Hình từ Internet)
Ai quyết định ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
...
2. Trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa ngành Răng Hàm Mặt và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định.
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung như sau:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
...
2. Đối với ngành Răng Hàm Mặt:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
e) Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
...
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Theo đó, đối với ngành Răng Hàm Mặt, khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
- Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?