Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học mà người học cần tích lũy tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học mà người học cần tích lũy tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học?
- Tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học có những nhiệm vụ gì?
Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học mà người học cần tích lũy tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định khối lượng kiến thức như sau:
Khối lượng kiến thức
Khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Theo đó, khối lượng kiến thức của chương trình môn học Giáo dục thể chất của đại học quốc gia mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 tín chỉ.
Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Chương trình môn học Giáo dục thể chất (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định tổ xây dựng chương trình môn học Giáo dục thể chất như sau:
Tổ chức xây dựng chương trình
1. Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học) quyết định số lượng thành viên tham gia và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất (sau đây gọi là Tổ soạn thảo). Thành phần Tổ soạn thảo là những người am hiểu về giáo dục thể chất và có năng lực xây dựng và phát triển chương trình, gồm: một số giảng viên giáo dục thể chất; đại diện khoa hoặc bộ môn giáo dục thể chất; đại diện phòng đào tạo và một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục về thể dục, thể thao ở trong và ngoài cơ sở đào tạo.
...
Như vậy, giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học) quyết định số lượng thành viên tham gia và ra quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất.
Tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT quy định tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học như sau:
Tổ chức xây dựng chương trình
...
2. Tổ soạn thảo có nhiệm vụ:
a) Căn cứ vào các quy định về giáo dục thể chất hiện hành, xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất, bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn; phương thức đánh giá;
b) Thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần;
c) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học Giáo dục thể chất;
d) Hoàn thiện dự thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét, tiến hành các thủ tục thẩm định.
Đối chiếu quy định trên, tổ soạn thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất của cơ sở giáo dục đại học có những nhiệm vụ sau đây:
- Căn cứ vào các quy định về giáo dục thể chất hiện hành, xây dựng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể từng học phần; xác định cấu trúc, xây dựng các học phần thuộc chương trình môn học Giáo dục thể chất, bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn; phương thức đánh giá;
- Thiết kế đề cương chi tiết các học phần; xác định yêu cầu về lý thuyết và thực hành của từng học phần; xác định điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn cho người học, người dạy khi thực hiện các học phần;
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình môn học Giáo dục thể chất;
- Hoàn thiện dự thảo chương trình môn học Giáo dục thể chất trên cơ sở tiếp thu các ý kiến phản hồi và trình hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xem xét, tiến hành các thủ tục thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?