Khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
- Khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
- Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với các loại chứng khoán đã niêm yết, đã đăng ký giao dịch như thế nào?
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định như thế nào?
Khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN?
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng được quy định tại Điều 3 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng
1. Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
2. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hóa, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ.
4. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau.
Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN? (Hình từ Internet)
Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với các loại chứng khoán đã niêm yết, đã đăng ký giao dịch như thế nào?
Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với các loại chứng khoán đã niêm yết, đã đăng ký giao dịch được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BTC) như sau:
Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm - (Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường )
Trong đó:
- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.
Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoán đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch, giá trái phiếu trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được xác định như thế nào?
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?