Khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp được xác định tỷ lệ phần trăm phân chia như thế nào? Số bổ sung cân đối ngân sách các cấp được xác định ra sao?
Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia ngân sách các cấp giữa cấp trung ương và cấp địa phương
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia ngân sách các cấp giữa trung ương và địa phương như sau:
"1. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cho ngân sách địa phương cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi đã được chia lại 100% các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, mà nhiệm vụ chi theo quy định vẫn lớn hơn nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng, thì ngân sách trung ương sẽ thực hiện bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương tương ứng với số chênh lệch thiếu giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi."
Khoản 1 Điều 8 Thông tư 342/2016/TT-BTC làm rõ vấn đề trên như sau:
Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
a) Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định riêng cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia trên địa bàn;
b) Công thức xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như sau:
Tổng số chi ngân sách địa phương được xác định căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) cho năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (sau đây gọi tắt là A);
Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% được xác định trên cơ sở khả năng thu, không kể thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất, số bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu kết dư, thu từ đóng góp tự nguyện, thu viện trợ, thu chuyển nguồn từ ngân sách năm trước (sau đây gọi tắt là B);
Tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được xác định trên cơ sở khả năng thu (sau đây gọi tắt là C);
Trường hợp nếu A - B < C thì tỷ lệ phần trăm (%) phân chia được tính theo công thức:
Tỷ lệ phần trăm (%) =
Trường hợp nếu A - B ≥ C thì tỷ lệ phần trăm (%) được xác định bằng 100% và phần chênh lệch (nếu có) sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương. Việc xác định số bổ sung cân đối ngân sách cho từng địa phương được quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
Tỷ lệ phân chia các khoản thu phân chia ngân sách các cấp giữa cấp chính quyền địa phương
Khoản 2 Điều 18 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia ngân sách các cấp giữa trung ương và địa phương như sau:
"2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương được xác định nhằm bảo đảm nguồn thu cân đối với nhu cầu chi theo nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể vừa phân cấp các khoản thu phân chia, vừa thực hiện bổ sung cân đối ngân sách cho các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương."
Khoản 2 Điều 8 Thông tư 342/2016/TT-BTC làm rõ vấn đề trên như sau:
Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương:
a) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương gồm:
Các khoản thu về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách địa phương hưởng 100% theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
Các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường, thị trấn. Việc quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và ngân sách từng xã, phường, thị trấn có thể áp dụng cho từng khoản thu cụ thể.
Ngoài ra, khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 163/2016/NĐ-CP còn quy định thêm về tỷ lệ phần trăm phân chia nói trên như sau:
"3. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách từng cấp theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm.
4. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể."
Số bổ sung cân đối ngân sách các cấp được quy định như thế nào?
Khoản 20 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về số bổ sung cân đối ngân sách như sau:
"20. Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao."
Điều 19 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định số bổ sung cân đối ngân sách các cấp, cụ thể là từ cấp trên cho cấp dưới như sau:
"1. Chính phủ trình Quốc hội quyết định số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
2. Bổ sung cân đối ngân sách nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
3. Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp dưới:
a) Thực hiện các chính sách, chế độ mới đo cấp trên ban hành, nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở nhu cầu chi theo chế độ, chính sách và khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;
b) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;
c) Khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính theo quy định nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu;
d) Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương."
Cụ thể được xác định dựa trên hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 342/2016/TT-BTC như sau:
(1) Số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách được xác định theo công thức:
Số bổ sung cân đối = A - (B + C)
Trong đó A, B, C được xác định theo nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Thông tư này; C là các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, phần ngân sách địa phương được hưởng đã mở rộng đến 100%.
(2) Số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới ở địa phương được xác định theo nguyên tắc xác định số chênh lệch giữa số chi và số thu ngân sách các cấp dưới, gồm từ các khoản thu được hưởng 100% và phần được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) từ các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương;
(3) Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
Như vậy, việc xác định tỷ lệ phầm trăm phân chia các khoản thu phân chia ngân sách các cấp, giữa trung ương với địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau được thực hiện cụ thể dựa trên pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?