Khoản thu nhập nào chịu thuế thu nhập cá nhân? Chủ thể có nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn là ai?
Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Khoản thu nhập nào chịu thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014; khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
...
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
...
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
...
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
...
Theo đó, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu được quy định tại Điều 3 nêu trên, trong đó có khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
...
Theo đó, thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Chủ thể có nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn là ai?
Căn cứ khoản 4 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khai thuế, quyết toán thuế như sau:
Khai thuế, quyết toán thuế
...
4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán)
a) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai thuế theo từng lần phát sinh.
c) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng vốn góp (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú) hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng vốn (trường hợp là chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú).
Như vậy, trường hợp công ty của bạn làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn thì phải kèm theo chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nếu không có thì buộc lòng công ty phải khai thay cá nhân đó.
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 26 nêu trên có thể thấy rằng bạn có thể trực tiếp đi kê khai thuế thu nhập cá nhân, nhưng bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp để doanh nghiệp làm căn cứ thực hiện thủ tục thay đổi thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?