Khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
- Thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
- Tài khoản kế toán thể hiện khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác khi nào?
- Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết khi hạch toán đối với tài khoản 741 có dưới 10 tiểu khoản thực hiện như thế nào?
Thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 741- Doanh thu từ hoạt động khác
1. Nguyên tắc kế toán:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu hoạt động khác của TCTCVM, bao gồm:
- Thu hoàn nhập dự phòng;
- Thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái;
- Thu từ hoạt động kinh doanh khác theo quy định pháp luật.
...
Theo đó, khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản 741- Doanh thu từ hoạt động khác.
Khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán nào? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán thể hiện khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu như thế nào?
Như nêu trên, khoản thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản 741- Doanh thu từ hoạt động khác.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về kết cấu của tài khoản 741- Doanh thu từ hoạt động khác như sau:
Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 741:
Bên Nợ: - Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động khác.
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh khác vào tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: - Phản ánh thu về hoạt động khác hiện có của TCTCVM.
Lưu ý: Tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác không có số dư cuối kỳ kế toán năm.
Bên cạnh đó, tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác có những tài khoản cấp 2 sau:
+ 7411 - Thu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái
+ 7412 - Thu hoàn nhập dự phòng
+ 7419 - Thu hoạt động khác
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán, cụ thể như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết khi hạch toán đối với tài khoản 741 có dưới 10 tiểu khoản thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
...
2. Về mở và sử dụng tài khoản chi tiết:
...
c) Trường hợp TCTCVM lựa chọn mở tài khoản chi tiết theo quy định tại Thông tư này, TCTCVM thực hiện như sau:
- Tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Nội dung tài khoản chi tiết thực hiện theo quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
- Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp;
+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999.
Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm (.) để phân biệt.
Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.
- Việc mở tài khoản chi tiết để hạch toán, theo dõi theo từng đối tượng kế toán cụ thể được quy định tại phần hạch toán chi tiết của từng tài khoản tổng hợp quy định tại Thông tư này.
...
Theo đó, khi hạch toán đối với tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác có dưới 10 tiểu khoản thực hiện ghi số hiệu tài khoản chi tiết gồm 2 phần như sau:
+ Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp "741"
+ Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản ghi liền sau số hiệu tài khoản tổng hợp từ chữ số 1 đến 9.
Lưu ý: Đối với tài khoản 741 - Doanh thu từ hoạt động khác đã có 03 tài khoản cấp 2 là: 7411; 7412; 7419.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?