Khoản phí thu được từ khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được tổ chức thu phí sử dụng vào mục đích gì?
- Khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đóng bao nhiêu phí?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
- Khoản phí thu được từ khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng vào mục đích gì?
Khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đóng bao nhiêu phí?
Khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đóng bao nhiêu phí? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu phí
1. Mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin
a) Kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mức phí khai thác kết quả thống kê; mức phí khai thác kết quả thống kê, phân tích; mức phí khai thác kết quả thống kê, phân tích, dự báo: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mức phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xác định trong 02 trường hợp sau đây:
(1) Kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC.
(2) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC.
Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định mức phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Cơ quan nào có thẩm quyền thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Theo Điều 3 Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định như sau:
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này gồm: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
Theo đó, tổ chức thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
+ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an);
+ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
Khoản phí thu được từ khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng vào mục đích gì?
Theo Điều 6 Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí
Tổ chức thu phí được trích lại 30% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí và nộp 70% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Theo đó, khoản phí thu được từ khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng vào 02 trường hợp sau đây:
(1) Nộp 70% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo Chương, Tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Xem thêm Mục lục ngân sách nhà nước theo Chương tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC) và Mục lục ngân sách nhà nước theo Mục, Tiểu Mục tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 324/2016/TT-BTC (được sửa đổi tại Thông tư 93/2019/TT-BTC).
(2) Trích lại 30% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.
- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
+ Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).
- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?