Khoản chi dùng cho việc đưa công dân Việt Nam bị bán sang nước ngoài về nước có phải là khoản chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam cần hoàn lại không?
Khoản chi nào cho việc bảo hộ công dân, pháp nhân Việt Nam không cần hoàn lại?
Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 110/2021/TT-BTC, những nội dung chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài không cần hoàn lại bao gồm:
- Chi cho các hoạt động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm:
+ Chi phí cho cán bộ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đi công tác phục vụ nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; đi thăm lãnh sự để tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, tù đày các khoản sau: Tiền vé máy bay, tàu xe đi lại, tiền xăng dầu, tiền công tác phí theo chế độ quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
+ Chi cước phí thông tin liên lạc, cước phí bưu điện gửi tài liệu bảo hộ công dân; chi mời cơm, tặng quà cho cơ quan, tổ chức của chính quyền nước sở tại nhằm giải quyết thuận lợi các vụ việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
- Chi trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, bị mắc bệnh hiểm nghèo, trợ giúp các khoản chi phí đưa công dân là nạn nhân của tội phạm mua bán người về nước:
+ Trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí: Chi phí di chuyển tại nước sở tại; chi phí lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác theo chứng từ chi thực tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Căn cứ hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác định trường hợp công dân đặc biệt khó khăn và quyết định mức hỗ trợ phù hợp với thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 110/2021/TT-BTC và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Đối với những trường hợp công dân bị mắc bệnh hiểm nghèo (danh mục các bệnh hiểm nghèo theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam), bị tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục; hoặc các trường hợp gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố), ngoài các chi phí nêu tại gạch đầu dòng thứ nhất, điểm b khoản 1 Điều này, nếu cần trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
+ Chi hỗ trợ nạn nhân trong thời gian chờ thu xếp về nước do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 84/2019/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và nội dung, mức chi chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người.
Theo đó, đối với những trường hợp trên, các cơ quan có trách nhiệm bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài sẽ chi không hoàn lại.
Khoản chi nào cho việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam cần hoàn lại?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 110/2021/TT-BTC, những nội dung chi bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài là các nội dung chi tạm ứng, công dân có trách nhiệm hoàn lại bao gồm:
Chi tạm ứng tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản chi phí về đảm bảo y tế (bao gồm viện phí và các chi phí khác liên quan đến đảm bảo y tế), chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác cho công dân trong các trường hợp:
- Đương sự có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
- Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc, thì đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, căn cứ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, xem xét quyết định chi tạm ứng đối với từng trường hợp đặc biệt khẩn cấp cụ thể.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ được chi tạm ứng sau khi đương sự có các biện pháp đặt cọc, bảo lãnh, cam kết quy định tại khoản 2 Điều này.
Dựa vào quy định trên, Nhà nước chỉ tạm ứng để thực hiện nội dung chi đối với những khoản nói trên, công dân có trách nhiệm liên quan sau đó cần tiến hành hoàn lại vào ngân sách nhà nước.
Chi phí đưa công dân Việt Nam bị bán sang nước ngoài về nước có phải là chi phí bảo hộ công dân cần hoàn lại không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 110/2021/TT-BTC, trường hợp thực hiện các khoản chi hỗ trợ nạn nhân, cụ thể là dì của bạn bị bán sang Trung Quốc về nước, Nhà nước, đối với những khoản chi thuộc nội dung chi quy định tại Điều 5 Thông tư 84/2019/TT-BTC, gia đình bạn không cần phải hoàn trả lại. Trường hợp phát sinh thêm những khoản chi khác ngoài quy định nêu trên, cơ quan chức năng sẽ thông báo với dì bạn và gia đình bạn để thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản phí hợp lý.
Như vậy, nội dung chi cho việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được chia làm 2 trường hợp là không cần hoàn lại và trường hợp chi tạm ứng, công dân có trách nhiệm hoàn lại. Đối với trường hợp chi cho việc hỗ trợ công dân là nạn nhân của tội phạm mua bán người về nước, Nhà nước chi không cần hoàn trả đối với một số khoản chi nhất định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?