Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng có được phép lưu giữ vật chứng là vàng thu được trong vụ án hay không?
Mỗi quân khu sẽ có bao nhiêu kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP) quy định về số lượng kho vật chứng cấp quân khu như sau:
Điều 5.
1. Mỗi quân khu (và cấp tương đương) và ở Bộ Quốc phòng được tổ chức một kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo thẩm quyền trong Quân đội nhân dân; mỗi Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) được tổ chức một kho vật chứng trong khu vực kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh để tiếp nhận, bảo quản vật chứng là vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy từ các cơ quan thụ lý vụ án trên địa bàn.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc thành lập, quy mô, tiêu chuẩn xây dựng kho vật chứng và quy định nội quy kho vật chứng trong Quân đội nhân dân.
Theo đó, mỗi quân khu (và cấp tương đương) và ở Bộ Quốc phòng được tổ chức một kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo thẩm quyền trong Quân đội nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc thành lập, quy mô, tiêu chuẩn xây dựng kho vật chứng và quy định nội quy kho vật chứng trong Quân đội nhân dân.
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng có được phép lưu giữ vật chứng là vàng thu được trong vụ án hay không? (Hình từ Internet)
Kho vật chứng của Bộ Quốc phòng có được phép lưu giữ vật chứng là vàng thu được trong vụ án hay không?
Căn cứ Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP) quy định về các vật chứng được phép lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng như sau:
Điều 8.
1. Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án phải được lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ những trường hợp sau đây :
...
d) Vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt được bảo quản như sau:
- Tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ phải được niêm phong và gửi tại hệ thống kho bạc nhà nước cùng cấp nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở, tuyệt đối không được phép lưu thông.
- Vũ khí quân dụng, chất nổ, chất cháy được niêm phong và gửi tại kho vũ khí, trang bị kỹ thuật thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở. Vũ khí không phải là vũ khí quân dụng được bảo quản tại các kho vật chứng.
- Chất độc (tùy từng loại cụ thể) được niêm phong và gửi tại các cơ sở quản lý về chuyên môn thuộc ngành Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn.
- Chất phóng xạ được niêm phong và gửi tại Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Động vật được gửi tại các Vườn thú, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc các cơ sở chăn nuôi thuộc ngành Nông nghiệp trên địa bàn.
- Thực vật được gửi tại các cơ quan lâm nghiệp, Công ty cây trồng trên địa bàn.
- Vật chứng là vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại, mẫu máu, mô, bộ phận cơ thể người, vắc xin và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt được niêm phong và gửi tại các cơ sở quản lý về chuyên môn thuộc ngành y tế.
Các tổ chức quy định trên đây có trách nhiệm tiếp nhận ngay, bảo quản an toàn vật chứng, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của Quy chế này. Kinh phí phục vụ cho việc bảo quản do cơ quan gửi vật chứng chi từ nguồn ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, vật chứng là vàng thu được trong vụ án thuộc nhóm các vật chứng cần có điều kiện bảo quản đặc biệt do đó không thể lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng của Bộ Quốc phòng.
Đối với vật chứng là vàng thì phải tiến hành niêm phong và gửi tại hệ thống kho bạc nhà nước cùng cấp nơi cơ quan thụ lý vụ án có trụ sở, tuyệt đối không được phép lưu thông.
Có thể tạm lưu giữ vật chứng là vàng tại kho vật chứng của Bộ Quốc phòng hay không?
Căn cứ Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2013/NĐ-CP) quy định về trường hợp tạm lưu giữ vật chứng như sau:
Điều 8.
...
2. Trường hợp do điều kiện khách quan mà vật chứng, tài sản quy định tại các Điểm d, đ Khoản 1 Điều này chưa thể chuyển giao được ngay thì phải tạm nhập vào kho vật chứng của cơ quan đang thụ lý vụ án để bảo quản; sau khi khắc phục điều kiện khách quan đó thì phải chuyển giao ngay.
Theo quy định trên, nếu vị điều kiện khách quan mà vật chứng là vàng thu giữ được trong vụ án điều tra chưa thể chuyển giao được ngay cho hệ thống kho bạc nhà nước thì có thể tạm nhập vào kho vật chứng của cơ quan đang thụ lý vụ án để bảo quản; sau khi khắc phục điều kiện khách quan đó thì phải chuyển giao ngay.
Như vậy, nếu cơ quan quản lý vụ án thuộc Bộ quốc phòng thì có thể tạm lưu giữ vật chứng là vàng tại kho vật chứng cho đến khi khắc phục được sự cố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?