Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?
Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?
Kho vật chứng có cần được bảo vệ 24/24 giờ trong ngày hay chỉ cần có lực lượng bảo vệ theo giờ hành chính?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) quy định về tổ chức kho vật chứng như sau:
- Để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự do các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân và do Viện Kiểm sát nhân dân thụ lý giải quyết, mỗi công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là công an cấp huyện) tổ chức một kho vật chứng, do đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; mỗi công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là công an cấp tỉnh) tổ chức một kho vật chứng, do Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; ở Bộ Công an tổ chức một kho vật chứng, do Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý.
- Giám đốc công an cấp tỉnh căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ đã được Bộ ấn định cho địa phương, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định số lượng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý kho vật chứng ở địa phương mình, theo hướng mỗi kho vật chứng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng). Thủ kho vật chứng ở Công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh quyết định trong số cán bộ của Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; thủ kho vật chứng ở công an cấp huyện do Trưởng công an cấp huyện quyết định trong số cán bộ của đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.
- Cục trưởng Cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định cán bộ, chiến sĩ cụ thể của Cục mình làm công tác quản lý kho vật chứng, theo hướng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng).
- Kho vật chứng phải được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày.
- Những kho vật chứng đã được xây đựng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quy chế quản lý kho vật chứng và phù hợp yêu cầu thực tế thì giữ nguyên trạng và tiếp tục sử dụng làm kho vật chứng, song vẫn phải làm thủ tục quyết định thành lập kho vật chứng. Những kho vật chứng đã được xây dựng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không phù hợp yêu cầu thực tế hoặc những nơi chưa có kho vật chứng, thì phải lập hồ sơ đề nghị thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy kho vật chứng phải được bố trí lực lượng bảo vệ 24/24 giờ trong ngày, không phải chỉ bảo vệ vào giờ hành chính vì đây là vật chứng dùng để phục vụ quá trình giải quyết vụ án nên có vai trò, giá trị quan trọng và cần được bảo vệ một cách tối đa.
Hồ sơ xin phép xây dựng kho vật chứng gồm những thành phần nào?
Căn cứ mục a Điều 2 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) quy định về hồ sơ đề nghị xây dựng mới kho vật chứng gồm những thành phần sau:
- Công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an của Giám đốc công an cấp tỉnh (đối với các kho vật chứng ở công an địa phương) hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục II (đối với kho vật chứng ở Bộ), nêu rõ nơi thành lập, xây dựng, sửa chữa, cải tạo và quy mô kho vật chứng; dự kiến kinh phí xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo...;
- Quyết định cấp đất của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền (trừ trường hợp kho được xây dựng trên diện tích đất hiện đang thuộc quyền sử dụng của cơ quan công an);
- Hồ sơ thiết kế xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Dự kiến phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết trang bị cho kho vật chứng;
- Ý kiến bằng văn bản của Tổng cục II, Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và của V22 về đề nghị thành lập, xây dựng, sửa chữa, cải tạo kho vật chứng;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Xin phép xây dựng mới kho vật chứng được thực hiện theo trình tự nào?
Trình tự xin thành lập, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới kho vật chứng được quy định tại mục b Điều 2 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) cụ thể như sau:
- Ở địa phương, công an các cấp nơi cần thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng thì phải lập hồ sơ đề nghị. Hồ sơ được gửi về công an cấp tỉnh để tập hợp. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp, hoàn thiện hồ sơ của công an các đơn vị, địa phương mình, làm công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an và gửi kèm theo hồ sơ về Tổng cục II. Sau khi nhận được công văn và hồ sơ đề nghị, Tổng cục II có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và V22 tiến hành xem xét, thẩm định và trình Bộ trưởng quyết định.
- Ở Bộ, Tổng cục II lập hồ sơ về việc thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng; đồng thời, chủ trì phối hợp với Tổng cục III, Tổng cục IV, Tổng cục VI và V22 đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng ở Bộ Công an.
Như vậy, kho vật chứng cần được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày. Trường hợp muốn xây dựng mới một kho vật chứng, cơ quan, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng theo trình tự nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?